leftcenterrightdel
Hạn chế nói chuyện trong khoảng thời gian nhất định có thể mang lại một số thay đổi đáng chú ý đối với cơ thể. Ảnh: AI - Ngọc Thùy. 

Lợi ích bất ngờ từ việc hạn chế nói

Tiến sĩ Shaunak Ajinkya, bác sĩ tư vấn tâm thần thuộc Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani (Mumbai, Ấn Độ) - cho biết, một số lợi ích bất ngờ đến từ việc nhịn nói hay hạn chế nói trong khoảng thời gian 24h gồm:

Giảm căng thẳng giọng nói: Nhịn nói cho phép dây thanh quản được nghỉ ngơi, giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt có lợi cho những người phụ thuộc nhiều vào giọng nói trong công việc.

Việc để cho giọng nói được nghỉ ngơi cũng có thể dẫn đến giảm hormone gây căng thẳng như cortisol, thúc đẩy sự thư giãn và ngủ ngon hơn.

Tăng cường chánh niệm và giao tiếp: Bằng cách làm dịu tiếng nói bên ngoài, hạn chế nói có thể giúp bạn nhận thức về bản thân và nội tâm cao hơn. Bạn có thể thấy mình lắng nghe người khác chăm chú hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp tổng thể của bạn một cách hiệu quả hơn.

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn im lặng trong một ngày?

Tiến sĩ Ajinkya cho biết, một ngày nhịn nói có thể mang lại một số thay đổi đáng chú ý bao gồm:

Thư giãn về mặt thể chất: Dây thanh quản, cơ họng và thậm chí cả cơ mặt của bạn được nghỉ ngơi thoải mái. Hít thở sâu hơn sẽ thúc đẩy sự thư giãn và có khả năng làm giảm huyết áp và nhịp tim.

Sự minh mẫn về tinh thần: Với ít sự xao nhãng hơn, tâm trí bạn có thể trở nên sắc sảo và tập trung hơn. Bạn cũng có thể trở nên nhạy bén hơn với các tín hiệu phi ngôn ngữ, cả ở bản thân và người khác.

Ai nên tránh nhịn nói?

Mặc dù nhịn nói có thể có lợi cho nhiều người, nhưng không phải cho tất cả mọi người. Tiến sĩ Ajinkya khuyên rằng, việc hạn chế nói nên thận trọng đối với những người mắc một số tình trạng bệnh lý sau:

Rối loạn dây thanh quản hoặc các vấn đề về hô hấp: Nhịn nói có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đối với những người đang gặp vấn đề về dây thanh quản hoặc khó thở.

Những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần: Những người mắc các tình trạng như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có thể gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn nếu cố gắng hạn chế nói chuyện do xa lánh xã hội hoặc cô lập trong thời gian dài.

Ngoài ra, Tiến sĩ Ajinkya cũng lưu ý rằng, nhịn nói đôi khi có thể dẫn đến hiểu lầm và thất vọng trong các mối quan hệ, đặc biệt là nếu những người xung quanh bạn không biết ý định và hiểu bạn.

Do đó, bạn nên tìm cách thay thế tốt hơn để giao tiếp, như viết và gửi tin nhắn hoặc sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ, có thể là cần thiết trong một số tình huống.

Theo laodong