leftcenterrightdel
Đậu nành cũng có tác dụng giảm mỡ nội tạng. Đồ họa: Hạ Mây 

Đậu nành rất giàu adiponin, một chất có hoạt tính sinh học có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Tăng cường chức năng trao đổi chất của gan và giảm mỡ nội tạng, hạ huyết áp...

Đậu nành có thể ăn bằng cách chế biến thành sữa đậu nành, đậu phụ... Nếu bạn có thể bổ sung đậu nành thường xuyên thì có thể duy trì được hàm lượng lipid nhất định trong cơ thể.

Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tích tụ mỡ quá mức trong các cơ quan nội tạng là kích thước của vòng eo. Nếu bạn muốn cải thiện tỉ lệ mỡ nội tạng thì chế độ ăn uống rất quan trọng. Trong đó, việc kiểm soát lượng calo và chất béo nạp vào cơ thể hợp lý là cần thiết.

Do đó, chúng ta nên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống vì loại thực phẩm này rất giàu khoáng chất, magiê và protein chất lượng cao, có tác dụng giảm mỡ nội tạng. Đồng thời, hợp chất beta-conglycinin có trong đậu nành cũng giúp giảm mỡ nội tạng.

Đối với phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh, estrogen trong cơ thể giảm sút, quá trình trao đổi chất trở nên rối loạn. Vì vậy, chúng ta cũng cần bổ sung đậu nành, chất isoflavone trong loại đậu này có tác dụng tương tự như estrogen, giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa ở mức độ lớn.

Theo laodong