Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng học cho biết, hàm lượng protein trong sữa đậu nành rất cao, có đủ 8 loại axít amin cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, sữa đậu nành có công hiệu bổ tỳ, ích vị, thanh phế, nhuận trường và lợi tiểu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống viêm phế quản mãn tính ở người già và hội chứng cao huyết áp đối với  phụ nữ và rất thích hợp với những người bị bệnh loét dạ dày. Trong sữa đậu nành không có cholesterol và đường lactose, vì vậy, thích hợp với người có lượng mỡ trong máu cao và người bị xơ vữa động mạch. Nhưng điều chúng ta cần lưu ý là cách dùng sữa đậu nành như thế nào cho hợp lý để tránh thất thoát nguồn dinh dưỡng vốn có trong sữa và đôi khi còn có hại đến cơ thể.

- Sữa đậu nành phải đun sôi mới được uống. Trong sữa đậu nành sống có những chất khó tiêu hoá, dễ gây trúng độc cho người bị chứng đường ruột. Những chất này sau khi đun sôi 3-5 phút mới bị phân hủy, và khi ở nhiệt độ  khoảng 800 C, do nhiệt giãn nở, tạo ra một số bọt nổi lên bề mặt và người ta gọi đó là hiện tượng “sôi giả”. Nếu lúc này tắt lửa và lấy sữa đem uống  sẽ bị lợm giọng, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy. Vì vậy, khi đun sữa đậu nành nếu thấy có bọt nổi, nhất định phải đun thêm một lúc nữa, cho đến khi sôi sùng sục mới dùng được.

 - Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành để uống vì axit hữu cơ có trong đường đỏ kết hợp với protein trong sữa đậu nành sẽ hình thành một chất mà cơ thể khó hấp thu, còn ở đường trắng lại không có hiện tượng này.

- Nên uống sữa đậu nành điều độ, uống sữa nhiều lần hơn uống mỗi lần quá nhiều bởi uống quá nhiều sẽ sinh đầy hơi, đi ngoài. Gần đây, qua thực nghiệm, các nhà khoa học Mỹ đã khuyến cáo những phụ nữ mang thai không nên uống sữa đậu nành vì sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi.

Theo Thu Minh/ Phụ nữ Việt Nam