Ảnh minh họa: New York Hearing Center

Tiếng vo ve, tiếng rít hoặc tiếng động lạ trong tai được gọi chung là hiện tượng ù tai. Triệu chứng này có thể nhẹ, không kéo dài nhưng trong một số trường hợp, dữ dội đến mức bạn gặp khó khăn khi trò chuyện với người khác.

Đôi khi, sau một buổi hòa nhạc hoặc tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn, chúng ta có thể cảm nhận được tiếng ù tai. Ngoài ra, đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác.

Nguyên nhân

Ù tai xảy ra do các tế bào thính giác nằm trong tai bị tổn thương. Trên bề mặt các tế bào này có những sợi lông tơ nhỏ di chuyển theo sóng âm thanh. Sau đó, dây thần kinh thính giác tiếp nhận và giải mã sóng thành âm thanh.

Khi các lông tơ bị tổn hại, tế bào thính giác gửi thông điệp không chính xác đến não. Điều này sẽ dẫn tới âm thanh khác lạ.

Các nguyên nhân dẫn tới tổn thương trong tai:

- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, chẳng hạn như có mặt ở buổi hòa nhạc, công trình xây dựng hoặc dùng loa, tai nghe âm lượng quá lớn.

Trong trường hợp đầu tiên, tai của bạn có thể trở lại bình thường. Trong trường hợp thứ hai, tổn thương do âm lượng quá lớn đến tai sẽ khó phục hồi vì đây là thói quen kéo dài. 


- Ráy tai cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai. Sự tắc nghẽn trong ống tai do tích tụ ráy tai khiến tai bị sưng, gây kích ứng màng nhĩ, tạo ra âm thanh khó chịu này. Ù tai cũng có khả năng phát sinh từ nhiễm trùng tai.

- Khi già đi, thính giác sẽ yếu dần, về lâu dài, tai dễ bị ù kéo dài ở những người trên 60 tuổi.

- Huyết áp thay đổi.

- Chấn thương đầu và cổ.

- Khớp thái dương hàm bị chấn thương.

- Dấu hiệu của các bệnh như hội chứng Meniere, u dây thần kinh thính giác.

- Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, kháng sinh.

Cách ngăn ngừa

Nếu kéo dài quá lâu, cảm giác này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, cáu kỉnh và các vấn đề về giấc ngủ, trí nhớ.

Bởi vậy, bạn nên tránh những âm thanh quá ồn, không nghe tai nghe âm lượng lớn. Nếu đến một sự kiện hoặc khu vực ồn ào, bạn nên sử dụng nút tai.

Theo vietnamnet