leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California (Mỹ), Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

 Sữa chứa khoảng 87% là nước, 13% còn lại gồm đạm, chất béo, đường lactose, vitamin và khoáng chất. Nguồn protein trong sữa rất quan trọng, cung cấp hầu hết lượng amino acids (thành phần cấu tạo nên protein) cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Theo khuyến cáo về dinh dưỡng của Mỹ, chúng ta có thể dùng lượng sữa khoảng 3 ly (tương đương 600 ml, bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa).

Thành phần đáng ngại nhất trong sữa là chất béo (chất béo bão hòa). Chúng không tốt cho cơ thể khi được hấp thu quá nhiều. Hiện nay, nhiều hãng sữa cũng sản xuất những loại sữa giảm lượng chất béo.

Ngoài ra, thành phần đường lactose trong sữa có thể làm cho nhiều người không có men phân giải lactase bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó chịu...

Bên cạnh đó, người ta còn lo sợ thành phần hormone ở trong sữa. Nhiều người lo ngại dùng sữa có nguy cơ mắc ung thư vì có chứa hormone. Đây vẫn là điều còn đang gây tranh cãi.

Hormone của động vật cũng có nhiều điểm khác biệt với con người. Khi tiêu thụ sữa động vật (bò, dê), chúng đi qua hệ tiêu hóa, hầu hết hormone này sẽ bị phân giải. Tuy nhiên, một lượng hormore vẫn thấm vào đường ruột, đi vào trong máu, tiếp xúc với tế bào. Chúng cũng có thể kích thích tế nào phân chia, tăng khả năng gây ung thư.

Một số nghiên cứu cho thấy nam giới dùng quá nhiều sữa (trên 600 ml/ngày) tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, điều này chỉ cho thấy ở nhóm dùng sữa quá nhiều.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy dùng sữa giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Điều này có thể do trong sữa trong sữa có lượng canxi cao. Đây là một điểm tốt khi dùng sữa.

Nói chung, mức an toàn khi sử dụng sữa là có thể khoảng 200 ml/ngày. Việc sử dụng sữa cần cẩn trọng, không nên quá lạm dụng, uống thay nước (tạo gánh nặng cho gan, thận). Uống quá nhiều sữa cũng có thể dẫn đến tăng cân, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Điều gì quá cũng không tốt và sữa cũng vậy.

Theo zingnews