leftcenterrightdel
Uống nước ngọt có ga có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Ảnh: Theo Healthshots. 

 

Nước ngọt và hiện tượng đau bụng kinh

Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Scientific Reports, uống nước ngọt có thể dẫn đến đau bụng kinh. Trong nghiên cứu này, 1.809 nữ sinh viên đại học ở Trung Quốc đã trả lời các bảng câu hỏi liên quan đến nước ngọt và kinh nguyệt. Gần một nửa số người tham gia được chẩn đoán mắc chứng đau bụng kinh nguyên phát.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ tham gia uống nước ngọt có ga có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn 24% so với những người không uống loại đồ uống này.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Sản phụ khoa, Tránh thai và Sinh sản cũng phát hiện ra rằng, 89,54% những người tham gia uống nước ngọt có ga trong thời kỳ kinh nguyệt bị đau bụng kinh nhiều hơn.

Tiến sĩ Vishnoi (Ấn Độ) cho biết: “Uống nước ngọt có ga có thể không phải là nguyên nhân chính gây ra đau bụng kinh, nhưng uống thường xuyên, đặc biệt là với số lượng lớn, có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng này thậm chí gây ra những các hiện tượng tiêu cực khác với sức khỏe".

Một số yếu tố có thể góp phần khiến nước ngọt có ga gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh:

Hàm lượng đường cao: Nước ngọt có ga thường có hàm lượng đường cao, có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Tình trạng này có thể làm tăng độ nhạy cảm với cơn đau và dẫn đến chuột rút dữ dội hơn. Lượng đường nạp vào cao cũng có thể gây ra sự gia tăng đột biến nồng độ insulin, có thể làm tăng sản xuất prostaglandin, dẫn đến tình trạng chuột rút nghiêm trọng hơn.

Caffein: Nhiều loại nước ngọt có ga có chứa caffeine, mặc dù caffeine có thể làm giảm đau tạm thời, nhưng cũng có thể làm co mạch máu, làm trầm trọng thêm tình trạng chuột rút.

Cacbonat hóa và đầy hơi: Cacbonat trong nước ngọt có thể gây đầy hơi làm trầm trọng thêm cảm giác đau bụng kinh. Ngoài ra, áp lực tăng lên ở bụng do đầy hơi làm tăng thêm cảm giác đau bụng.

Tính axit: Nước ngọt có tính axit dẫn đến tăng sản xuất axit dạ dày. Điều này có thể gây khó chịu tiêu hóa và đầy hơi, góp phần gây ra cảm giác chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Uống đồ uống có ga thay vì uống nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép tươi có thể dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, magiê và vitamin B có thể góp phần làm tăng cơn đau bụng kinh.

Theo laodong