Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy
Rối loạn giấc ngủ, gồm các biểu hiện như khó dỗ giấc ngủ (lên giường 30 phút nhưng vẫn không ngủ được), giấc ngủ bị gián đoạn (ngủ không sâu, nửa đêm thức dậy trên một lần), thức dậy quá sớm chừng 2 - 3 giờ sáng.
Mất ngủ ở phụ nữ ngoài 40 ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài mà do những thay đổi của bộ hormone nữ bên trong. Bộ hormone nữ này do hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng sản xuất và điều hành với chức năng giúp người phụ nữ duy trì các hoạt động sinh lý, giữ gìn sức khỏe, sắc đẹp, phòng tránh bệnh tật, chống trầm cảm và đảm bảo giấc ngủ ngon.
Khi phụ nữ bước qua tuổi 30, đặc biệt vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh ở tuổi 40-55, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng dần suy giảm, kéo theo bộ hormone nữ trồi sụt thất thường. Những xáo trộn như áp lực chăm sóc gia đình, công việc ngoài xã hội, chế độ dinh dưỡng không đúng cách… càng làm giai đoạn này diễn ra sớm hơn. Không ít phụ nữ ngoài 30 đã than phiền các rối loạn về hormone như vã mồ hôi, cáu gắt, giảm ham muốn tình dục và thường gặp mất ngủ.
Sự biến động của bộ hormone nữ thường diễn ra đột ngột, do vậy mất ngủ trở thành tác nhân gây ra những tổn thương ở nữ giới nặng nề hơn đàn ông. Chất lượng giấc ngủ của phụ nữ so với đàn ông giảm sút khoảng10%. Kèm theo đó, hàng loạt các triệu chứng bất ổn của cơ thể “thay phiên nhau” tác động tiêu cực đến sức lực và sắc đẹp của người phụ nữ.
Các chuyên gia tại Đại học Y Case Western Reserve (Ohio, Mỹ) nhận thấy, khi chất lượng giấc ngủ giảm sút, lão hóa ở phụ nữ diễn ra rất nhanh. Sau một tuần mất ngủ, nếp nhăn ở mặt và cổ sẽ tăng 45%, các vết đốm và tàn nhang tăng từ 11% - 13%.Đặc biệt, Việt Nam là nước nhiệt đới, lão hóa da càng trở nên nghiêm trọng hơn, vì sự trồi sụt của bộ hormone nữ cộng hưởng với tác động của tia UV, ô nhiễm môi trường…
Khoảng 33% phụ nữ mất ngủ có cảm giác thèm ăn và hậu quả gần 50% bị béo phì. Béo phì sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, tăng nguy cơ cao huyết áp và hình thành các mảng xơ vữa. Điều này lý giải vì sao phụ nữ gặp rối loạn giấc ngủ tăng 48% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Đa phần phụ nữ sẽ tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ nhằm có được giấc ngủ ổn định.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều trị, không thể lạm dụng các loại thuốc ngủ. Nghiện và phụ thuộc thuốc làm cơ thể mất đi cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, quên khả năng tự điều chỉnh, khiến mất ngủ càng trở nên trầm trọng sau đó.
Để ngủ ngon, chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, hạn chế chất béo, tinh bột, giảm lượng đường, muối. Tập thể dục vừa sức, thường xuyên như đi bộ, bơi lội… cũng là cách tăng cường sức khỏe nói chung, từ đó hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Đừng cố gắng cứu vãn những đêm mất ngủ bằng giấc ngủ trưa quá dài vì sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, mất ngủ càng nặng thêm. Đi ngủ đúng giờ để giúp cơ thể nhận biết thời gian nghỉ ngơi và tăng chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân loay hoay tìm lại giấc ngủ ngon bằng cách bổ sung nội tiết tố đơn lẻ. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết được toàn diện gốc vấn đề, bởi vì mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh là hậu quả của tình trạng suy yếu cả hệ thống từ thần kinh xuống nội tiết, khiến rối loạn cả bộ hormone nữ.
Lepidium Meyenii có trong Sâm Angela đã được chứng minh giúp phụ nữ khỏe mạnh, duy trì sắc đẹp, cải thiện chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh lý.
Tại hội nghị châu Âu Lần thứ X về Mãn kinh Nữ và Mãn dục Nam tổ chức Madrid, Tây Ban Nha mới đây, các nhà khoa học một lần nữa khẳng định chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bằng thảo dược là giải pháp bền vững, phù hợp với sự chuyển hóa, giúp cân chỉnh bộ hormone nữ đúng và đủ theo nhu cầu mỗi người.
Qua nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Australia, Lepidium Meyenii đã được chứng minh có tác dụng đặc hiệu cho phụ nữ. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất và các sterol quý, Lepidium Meyenii giúp củng cố hoạt động của hệ trục, qua đó chăm sóc toàn diện từ sức khỏe, sắc đẹp đến đời sống sinh lý cho phụ nữ.
"Một nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Việt Nam cho thấy, sau 8 tuần sử dụng tinh chất từ Lepidium Meyenii, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ từ 79% giảm xuống còn 27%, đồng thời tình trạng bốc hỏa từ 73,7% giảm xuống còn 10,8%, tình trạng khô âm đạo từ 81,6% giảm xuống còn 8,1%..."
Nhìn chung, rối loạn giấc ngủ là một trong những “gánh nặng” phổ biến của phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên - một giai đoạn khủng khoảng do chính những trục trặc từ bên trong cơ thể. Vì thế, việc cải thiện giấc ngủ cần tác động phù hợp với sự chuyển hóa tự nhiên của cơ thể.
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy
Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
Theo VNExpress