leftcenterrightdel
 Mẹo giảm axit uric tại nhà, tránh cơn đau do bệnh gút. Đồ họa: Minh Anh

1. Chế độ ăn giàu vitamin C

Chế độ ăn giàu vitamin C giúp giảm axit uric. Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, rau mùi, bạc hà, ổi... là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đủ vitamin C cũng có thể ngăn ngừa sự tái hấp thu axit uric ở thận.

Bạn có thể thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của mình bằng một cốc nước chanh hoặc ăn trái cây tươi.

2. Uống 1-2 tách cà phê đen

Theo các nhà nghiên cứu, uống cà phê đen có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Khi chúng ta uống cà phê đen, hợp chất axit chlorogenic, một chất chống oxy hóa có trong cà phê đen sẽ cải thiện tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, nếu thêm sữa vào cà phê nó có thể làm giảm sự hấp thụ hợp chất này. Do đó, bạn nên uống cà phê đen thay vì cà phê sữa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi tách cà phê đen nên uống kèm một cốc nước để tránh gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể.

3. Hạn chế uống bia

Bia giàu purine, một hợp chất dẫn đến nồng độ axit uric cao trong máu. Tất cả các loại đồ uống có cồn sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao bởi lượng bia, rượu có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric của cơ thể và làm tăng sản xuất axit uric.

Nếu muốn sử dụng đồ uống có cồn, bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải (khoảng 120 ml/ngày) để không làm tăng axit uric.

4. Giảm cân

Khi bạn giảm cân sẽ giúp cải thiện độ nhạy insulin, một trong những lý do khiến nồng độ axit uric trong huyết thanh cao. Nếu cơ thể bạn ở mức độ kháng insulin cao, insulin của cơ thể sẽ không hoạt động hiệu quả, từ đó lượng đường trong máu được lưu trữ dưới dạng chất béo.

Vì vậy, bạn nên giảm cân, giảm lượng mỡ trong cơ thể bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn, sắp xếp thời gian ăn uống hợp lý và chú ý đến các thực đơn trong bữa ăn để kiểm soát nồng độ axit uric cao.

Theo laodong