Theo ghi nhận của WHO, người phụ nữ này đổ bệnh vào ngày 22/2, nhập viện do viêm phổi nặng vào ngày 3/3 và tử vong ngày 16/3.
"Bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi phát bệnh và có chim hoang dã hiện diện quanh nhà" WHO thông tin
Tuy nhiên, WHO chưa xác định chính xác nguồn lây nhiễm H3N8 của nữ bệnh nhân này và liệu nó có liên quan đến những virus cúm gia cầm khác đang lưu hành trong các loài động vật hay không. WHO cũng kêu gọi tiến hành thêm điều tra.
Vì vậy, WHO kêu gọi mở thêm các cuộc điều tra để xác định xem liệu có sự liên quan nào giữa virus H3N8 khiến người phụ nữ 56 tuổi này tử vong và virus H3N8 đang lây lan trên động vật hay không.
Đây là ca nhiễm cúm H3N8 thứ ba ở Trung Quốc. Hai trường hợp trước đó được ghi nhận mắc cúm H3N8 vào tháng 4 và tháng 5 năm 2022, một người mắc bệnh hiểm nghèo, người còn lại mắc bệnh nhẹ. Cả 2 trường hợp đều có khả năng bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh
Theo đánh giá của WHO, virus cúm gia cầm H3N8 không có khả năng lây truyền lâu dài giữa người với người. Vì vậy, đánh giá hiện nay khả năng lây từ người sang người là thấp.
Tuy nhiên, do bản chất không ngừng phát triển của virus cúm, WHO tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát toàn cầu để phát hiện những thay đổi về virus, dịch tễ học và lâm sàng liên quan đến virus cúm lưu hành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người (hoặc động vật).
Cũng theo WHO, những trường hợp cúm gia cầm ở người thường là kết quả của việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, WHO khuyên các quốc gia nên nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc tránh tiếp xúc với các môi trường có nguy cơ cao như chợ/trang trại động vật sống, gia cầm sống hoặc các bề mặt có thể bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc phân chim. Nên rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn và đeo khẩu trang khi ở trong môi trường nhiều rủi ro.
An Vinh/Nguồn WHO