Đái tháo đường (tiểu đường) là một tình trạng nghiêm trọng và thường kéo dài suốt đời. Bất kể bạn mắc phải loại nào, đều khiến lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa đường máu tăng đột biến nguy hiểm.
Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 1, tuy nhiên, nó được cho là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Đối với đái tháo đường type 2, thường là do thừa cân, lười vận động hoặc có yếu tố gia đình… Do đó, các cơ quan y tế khuyên bạn nên giảm cân và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, cùng với những cách khác, để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
|
|
Ăn các loại hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 |
Bổ sung một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và hạt điều trong thực đơn hàng ngày, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Những loại hạt này rất giàu chất dinh dưỡng, chất béo không bão hòa có lợi cho tim, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất…
Một số lợi ích sức khỏe của các loại hạt, liên quan đến bệnh đái tháo đường, bao gồm:
1. Giảm viêm giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Viêm mãn tính có liên quan đến sự phát triển của nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim và đái tháo đường type 2. Các loại hạt có nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, do đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Các loại hạt là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là chúng được tiêu hóa chậm và không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
3. Quản lý trọng lượng
Kết hợp thực phẩm gây no như các loại hạt này vào chế độ ăn uống lành mạnh, có thể giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn, thúc đẩy kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đái tháo đường type 2.
Điều quan trọng cần lưu ý là các loại hạt có hàm lượng calo cao, vì vậy tốt nhất nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải.
|
|
Những người mắc bệnh đái tháo đường cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. |
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oncotarget vào năm 2018 cho thấy, các loại hạt có cả đặc tính chống viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Sau khi phân tích dữ liệu của hơn 16.000 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu cho biết, tác dụng chống viêm và đường huyết thấp của các loại hạt, có thể là lý do để đưa các loại hạt vào chế độ ăn kiêng, nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa glucose và bệnh tim mạch…
Hướng dẫn của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ và Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế cũng nhấn mạnh vào việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.
Theo đó, những người mắc bất kỳ bệnh không lây nhiễm nào, tiêu thụ các loại hạt thay vì carbohydrate, như một phần trong chế độ ăn hàng ngày của họ, để giảm tác động đường huyết cấp tính sau bữa ăn.
Các loại hạt rất giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có thể giúp giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (có hại) và tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (có lợi)… làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vì mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch.
Theo suckhoedoisong.vn