leftcenterrightdel
 Nước chanh nếu sử dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet

Nước chanh là một loại nước giải khát quen thuộc đối với mọi người. Uống nước chanh có rất nhiều công dụng như tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, chống trầm cảm. Chưa kể trong nước chanh chứa rất nhiều Vitamin C giúp thúc đẩy sản sinh collagen cho da và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa, cải thiện kết cấu da, tăng cường độ đàn hồi và săn chắc tốt hơn, giúp da sáng đẹp hơn cũng như hỗ trợ điều trị mụn trứng cá….

Tuy nhiên nếu quá lạm dụng và uống quá nhiều nước chanh sẽ gây hại không ít tới sức khoẻ.

Gây bệnh về đường ruột

Thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn hay dạ dày khó chịu sau khi uống nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh cộng với lượngvitamin C từ các thực phẩm, hoa quả khác sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hơn. Khi đó, nước được đưa vào ruột để đẩy lượng vitamin C dư thừa ra ngoài gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy...

Trào ngược dạ dày thực quản

Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân là do chanh chứa nhiều axit và làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày, thực quản. Điều này làm tăng cường sản sinh axit trong dạ dày và chúng dễ di chuyển lên cổ họng khiến bạn cảm thấy nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản.

Hỏng men răng

Nếu uống nước chanh chua thường xuyên sẽ có thể làm tăng nguy cơ phá hủy men răng và gây sâu răng. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, không nên uống quá một li nước chanh mỗi ngày, cũng như giảm tránh việc acid trong chanh tiếp xúc quá nhiều đến răng và khiến men răng trở nên yếu, dễ bị sâu và hỏng men răng sau này.

Đau dạ dày

Nước chanh cũng không tốt cho những ai gặp các triệu chứng về dạ dày, nhất là viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản. Lí do là bởi trong chanh chứa khá nhiều axit, vì vậy uống nhiều nước chanh sẽ làm gia tăng lượng axit trong dạ dày, gây ra viêm loét và ăn mòn thực quản.

Đồng thời, hàm lượng axit trong chanh cũng kích thích sản xuất thêm axit dạ dày dẫn đến những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn...

Ngoài ra, những nghiên cứu khác cho thấy, vỏ quả chanh cũng chứa lượng lớn vi khuẩn gây hại, ví dụ E.Coli... Nếu tiếp xúc nhiều với loại vi khuẩn này, cơ thể sẽ gặp phản ứng như nôn mửa và tiêu chảy.

Do đó, để tránh vi khuẩn xâm nhập cơ thể, hãy vắt chanh rồi bỏ vỏ thay vì ăn thêm vỏ chanh giống thói quen của một số người.

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng cũng thường rất hay gặp nếu cơ thể gặp tình trạng thiếu nước, và sẽ càng tệ hơn khi uống nước chanh bởi chúng sẽ khiến vết thương lâu khỏi hơn. Vì thế, hãy chú ý điều chỉnh uống nước chanh nếu đấy là món thức uống khoái khẩu.

Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đưa ra lời khuyên, chỉ nên uống nước chanh từ 2 - 3 lần/ tuần để vừa bổ sung đủ vitamin vừa bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

5 nhóm người không nên uống nhiều nước chanh

Người có bệnh lý về răng miệng kiêng uống nước chanh để bệnh không nghiêm trọng hơn.

Người có bệnh dạ dày có thể trở nặng, người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dễ ợ chua, ợ nóng cần phải kiêng chanh nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn.

Phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc các bệnh về máu, sắp hoặc đang phẫu thuật, điều trị thuốc…

Người đang đói bụng uống nước chanh khiến dạ dày bị bào mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử.

Người bị tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.

Theo tieudung.kinhtedothi