Mộng thịt có thể ảnh hưởng cả hai mắt

Theo các chuyên gia, nhiều người bị mộng thịt thường chỉ dùng thuốc nhỏ mắt mà không thăm khám dẫn đến tình trạng xuất hiện các khó chịu nặng mới điều trị. Vì thế không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự thoải mái của mắt mà còn ảnh hưởng đến thị lực.

photo-1671763356421

Bác sĩ nhãn khoa phân tích, mộng thịt là sự phát triển của kết mạc hoặc màng nhầy bao phủ phần trắng của mắt trên giác mạc. Giác mạc là lớp bao phủ phía trước rõ ràng của mắt. Sự phát triển lành tính hoặc không phải ung thư này thường có hình dạng giống như một cái nêm. Mộng thịt thường không gây ra vấn đề hoặc không cần điều trị, nhưng nó có thể được loại bỏ nếu nó cản trở tầm nhìn của mắt.

Mộng thịt xảy ra ở nam giới cao gấp đôi nữ giới và thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi, khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.

Thăm khám sớm giảm nguy cơ biến chứng của mộng thịt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mộng thịt được chia ra 4 cấp độ. Độ 1 - Mộng thịt lan đến rìa của giác mạc. Độ 2 - Mộng thịt lan đến điểm giữa của rìa giác mạc và bờ đồng tử. Độ 3 - Mộng thịt xâm lấn đến bờ đồng tử. Độ 4 - Mộng thịt xâm lấn và bao phủ qua cả đồng tử.

Theo mức độ xâm lấn vào giác mạc: Đối chiếu với trung tâm của giác mạc, mộng thịt ở mắt có 3 cấp độ, độ 1 (<2mm), độ 2 (2 - 4mm) và độ 3 (> 4mm).

Theo giải phẫu: Dựa vào bán kính giác mạc, mộng thịt ở mắt có 4 cấp độ. Độ 1 - Đầu mộng lan qua rìa của giác mạc. Độ 2 - Đầu mộng lan chưa đến 1/2 bán kính của giác mạc. Độ 3 - Đầu mộng lan vượt 1/2 bán kính của giác mạc. Độ 4 - Đầu mộng lấn vào đồng tử.

Theo mức độ tiên lượng: Dựa vào khả năng tiên lượng, mộng thịt ở mắt có 2 loại là mộng thịt tiến triển và mộng thịt xơ. Mộng thịt tiến triển có đầu mộng hình răng cưa, thân mộng dày và có nhiều mạch máu, khả năng tái phát cao. Mộng thịt xơ có đầu mộng tròn, màu trắng đặc, không tiến triển và ít tái phát sau phẫu thuật.

photo-1671763362260

Các chuyên gia cho hay, tùy vào mức độ xâm lấn vào giác mạc, mộng thịt có thể gây ra triệu chứng ảnh hưởng đến thị lực.

Khi mộng mới xuất hiện, người bệnh không thấy khó chịu gì nhiều. Nhưng đến giai đoạn mộng phát triển nhiều hơn sẽ làm nước mắt tiết ra không tráng đều ở vùng có mộng thịt . Từ đó làm cho vùng này bị khô và gây ra cảm giác cộm xốn - đỏ mắt (nhất là khi tiếp xúc với gió, khói bụi hoặc khi uống rượu bia).

Khi đầu mộng phát triển vào tròng đen nhiều, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, loạn thị, hình ảnh bị méo lệch.

Vì phần mộng thịt nhô lên có thể phá hủy màng phim nước mắt gây cảm giác kích thích, xốn cộm, chảy nước mắt sống và tổn thương biểu mô giác mạc. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo người bệnh mắt mộng thịt nên đi khám sớm.

Giải pháp điều trị mộng thịt an toàn

Hiện nay, phẫu thuật cắt mộng là phương pháp chủ yếu để điều trị mộng thịt, không có thuốc nhỏ hay thuốc uống nào có thể làm tan mộng; thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng: viêm, khô và kích thích mắt.

Việc phân loại độ mộng thịt phải do bác sĩ nhãn khoa và chỉ định mổ khi mộng thịt ở các độ 2, 3 và 4. Nếu thăm khám sớm, bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật ở giai đoạn tốt nhất, tránh tái phát.

Theo các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, phẫu thuật điều trị mộng trong những năm gần đây đã có những bước tiến mới. Trong đó, phương pháp phẫu thuật mộng ghép kết mạc tự thân đã khẳng định hiệu quả bằng tỉ lệ tái phát thấp, được áp dụng nhiều hơn các phương pháp khác với độ an toàn cao.

Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, các bác sĩ thực hiện bằng cách lấy mảnh ghép ở kết mạc cực trên kích thước khoảng 3x4 mm hoặc 4x5 mm đặt vào diện củng mạc hở.

Sau khi đã cắt bỏ tổ chức mộng và mảnh ghép này được khâu cố định bằng keo dán sinh học fibrin mà không cần khâu chỉ, chỉ mất khoảng 10 giây keo sẽ kết dính mảnh ghép kết mạc.

Phương pháp này tối ưu hóa ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật trước đây như phẫu thuật nhanh, cầm máu nhanh; Có thể thực hiện ở giai đoạn sớm; Giảm viêm nhiễm và giảm kích thích; Tăng tính thẩm mĩ và giảm tái phát.

Theo suckhoedoisong.vn