leftcenterrightdel
 Một nghiên cứu mới cho thấy việc ngồi trong văn phòng cả ngày có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Hình ảnh BartekSzewczyk/iStockphoto/Getty

Tiến sĩ Ezim Ajufo, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, nghiên cứu sinh tim mạch tại Bệnh viện Brigham and Women's ở Boston, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh ngồi quá nhiều… bất kể bạn có hoạt động thể chất hay không".

Tiến sĩ Keith Diaz, phó giáo sư y học hành vi tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, cho biết mặc dù ai cũng biết rằng ngồi quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe, nhưng nghiên cứu này đặc biệt hữu ích trong việc tìm hiểu về tư thế ngồi vì nó có tác dụng đến tim mạch.

Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 22/11 trên Tạp chí của Học viện Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ gần 90.000 người đeo máy đo gia tốc và so sánh thời gian ít vận động và hoạt động của họ với các chẩn đoán sau này về các tình trạng như đột quỵ, đau tim và suy tim trong những năm sau đó.

Theo nghiên cứu, thời gian ngồi nhiều không chỉ liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn mà dữ liệu còn có thể đưa ra hướng dẫn chung về việc ngồi.

"Chúng tôi thực sự khuyến nghị rằng không nên ngồi quá 10,6 giờ một ngày. Càng tránh ngồi càng nhiều càng tốt" - Tiến sĩ Ezim Ajufo khuyến cáo.

Tiến sĩ Keith Diaz cho biết, ngoài việc ngồi quá nhiều thì đứng quá nhiều và đứng yên một chỗ cũng không tốt. "Đứng một chỗ như vậy máu sẽ không cung cấp cho cơ bắp của bạn và nó sẽ không phân hủy đường và lipid một cách hiệu quả" - ông cho biết và khuyến cáo mọi người nên đứng dậy và đi bộ chỉ vài phút sau mỗi nửa giờ đến một giờ hoặc khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

“Đôi khi chúng ta nghĩ rằng có thể hoàn toàn bù đắp cho việc ngồi quá lâu là sau khi hoàn thành công việc ta sẽ đi tập thể dục, ra ngoài và chạy bộ nhưng các hoạt động thể chất này không đủ để vô hiệu hóa những tác hại của việc ngồi nhiều” - Tiến sĩ Keith Diaz nói.

Theo phụ nữ TPHCM