Tuy nhiên, chuyên gia Dimple Jangda, nhà nghiên cứu y học cổ truyền nổi tiếng Ấn Độ, lưu ý có những trường hợp uống nhiều nước cam sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, theo tờ Hindustan Times.
|
|
Nước cam giàu vitamin C, folate và kali |
Những ai nên tránh uống nước cam?
Người hoạt động thể chất và chơi thể thao có thể uống nước cam như đồ uống bổ sung nước. Tuy nhiên, chuyên gia Jangda cảnh báo rằng những người có vấn đề về axit hoặc các vấn đề về da nên tránh.
Chuyên gia Jangda khuyên, tốt nhất nên tránh nước cam nếu mắc các bệnh sau:
Bị trào ngược axit hoặc ợ nóng. Cam có tính axit, có thể gây kích ứng dạ dày dẫn đến ợ chua khó chịu.
Mắc bệnh về da. Theo báo cáo, trong một số trường hợp, tiêu thụ quá nhiều nước cam có thể dẫn đến dị ứng da.
Ngoài ra, những người bị rối loạn chảy máu và rối loạn trao đổi chất cũng nên tránh uống nước cam.
|
|
Người đang uống một số loại thuốc chữa bệnh cần thảo luận về việc uống nước cam với bác sĩ |
Những ai nên thận trọng khi uống nước cam?
Người bị huyết áp thấp. Theo các chuyên gia, tiêu thụ quá nhiều nước cam có thể làm giảm huyết áp. Và những người thừa cân dễ bị tác dụng phụ này hơn.
Người đang muốn giảm cân. Nước cam giàu calo và chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến tăng cân.
Bị bệnh thận nặng. Cam chứa nhiều kali, vì vậy, người bệnh thận nặng cần thận trọng khi uống nước cam. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Người khó ngủ. Trong một số trường hợp, uống quá nhiều nước cam có thể dẫn đến mất ngủ, theo tờ Times Of India.
Người đang uống thuốc. Nước cam tương tác với các loại thuốc gồm thuốc kháng axit, hạ huyết áp, trị hen suyễn, trị loãng xương, điều trị nhiễm khuẩn và thuốc điều trị bệnh phong.
Vì vậy, nếu đang uống những loại thuốc kể trên, bạn cần thảo luận về việc uống nước cam với bác sĩ, theo trang tin y tế PharmEasy.
Theo Thanh niên