leftcenterrightdel
 

Tờ Abolouwang chia sẻ về trường hợp của một người phụ nữ tên Diệp (52 tuổi, ở Trung Quốc) đã có trải nghiệm 6 tháng ăn hành tây sống, nhằm mục đích chữa bệnh ung thư.

Được biết, cô Diệp vốn nổi tiếng về chuyện quan tâm đến sức khỏe, thể chất. Cô ăn uống nhẹ nhàng và thích tập thể dục nên luôn có sức khỏe tốt. Tuy nhiên gần đây trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ, cô Diệp bất ngờ nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. May mắn là cô được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nên được phẫu thuật và hồi phục sau mổ khá tốt.

Từ khi biết mình mắc ung thư, cô Diệp có tâm lý lo sợ, tìm hiểu thật nhiều cách để chống lại tế bào ung thư. Sau khi đọc được một bài viết cho rằng hành tây sống có thể chống lại ung thư, cô quyết định ăn một củ mỗi ngày.

Kiên trì nửa năm, cô Diệp bỗng gặp các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng... Tình trạng nghiêm trọng đến mức cô phải nhập viện nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Tại bệnh viện, bác sĩ nội soi và siêu âm, sau đó chẩn đoán cô Diệp đã bị viêm loét dạ dày do ăn hành tây sống quá nhiều. Cô Diệp thắc mắc, ăn nhiều hành có thể chống lại bệnh ung thư, nhưng tại sao dạ dày của cô lại bị tổn hại?

Ăn hành tây sống thường xuyên có tiêu diệt được tế bào ung thư không?

Tuyên bố rằng hành tây có thể chống ung thư xuất phát từ một nghiên cứu do Khoa Ung thư của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Trung Quốc thực hiện. Các chuyên gia đã theo dõi trên 833 bệnh nhân và 833 người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều các loại rau củ trên có nguy cơ mắc ung thư ruột thấp hơn.

Pan Zhanhe, Phó trưởng khoa Ung thư của Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), chỉ ra rằng: Mặc dù hành tây có chứa các hoạt chất chống ung thư như selen, quercetin nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào trên người có thể chứng minh hành tây có thể chống và ngăn ngừa ung thư. Thậm chí ngay cả khi một loại thực phẩm nào đó có chứa hoạt chất chống ung thư thì cũng không đồng nghĩa rằng chúng có thể chống được bệnh.

leftcenterrightdel
 

Wang Xing, Phó trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện 983 (Trung Quốc), chỉ ra rằng: Hành, nấm và các thực phẩm khác chỉ là một phần trong chế độ ăn. Nếu thích thì có thể ăn vừa phải chứ không thể dùng để chữa bệnh. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định việc ăn một loại thực phẩm nào đó có thể có tác dụng chữa ung thư.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hành tây quả thực có giá trị dinh dưỡng cao và là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, flavonoid, prostaglandin, vitamin tan trong nước, carbohydrate và khoáng chất... Những chất này giúp hành tây có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp, mỡ máu và đường trong máu.

Các bác sĩ nhấn mạnh: Giá trị dinh dưỡng của hành tây tuy cao nhưng nếu chỉ tiêu thụ hàng ngày không thể đạt được liều lượng cần thiết để chữa bệnh. Hơn nữa, ăn nhiều hành sẽ phản tác dụng và có hại cho cơ thể. Đặc biệt, ăn hành tây sống gây nguy hiểm cho những bệnh nhân bị loét dạ dày, loét tá tràng và viêm dạ dày.

Nhóm người nên tránh dùng nhiều hành tây

- Người đau mắt đỏ: Người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây kẻo khiến tình trạng mắt trầm trọng hơn.

- Phụ nữ mang thai bị xung huyết: Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây.

leftcenterrightdel
 

- Người bị đau dạ dày: Hành tây sống có thể gây chướng hơi, đau bụng vì thế cần lưu ý làm chín hành trước khi sử dụng.

- Những người huyết áp thấp: Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên tiêu thụ nhiều.

Bảo Nam