leftcenterrightdel
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù số lượng người mắc bệnh đã giảm, nhưng vẫn có hàng trăm người mắc phải căn bệnh thường gây suy nhược này mỗi tuần. Ảnh: NYTIMES 

Các nhà khoa học tại Trường Y khoa Đại học Washington và Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh St. Louis cho biết khả năng mắc COVID-19 kéo dài một năm sau khi nhiễm SARS-CoV-2 đã giảm xuống còn 3,5% ở những người đã tiêm vắc xin. Tỉ lệ này đã giảm so với mức 10,4% ở những người chưa tiêm vắc xin.

"Tuy nhiên, nguy cơ vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù số người mắc bệnh đã giảm nhưng hàng tuần vẫn có hàng trăm người vẫn đang mắc phải tình trạng bệnh thường gây suy nhược.

Sự suy giảm nguy cơ chắc chắn là tin đáng mừng. Nhưng nguy cơ còn lại là rất lớn và sẽ dẫn đến hàng triệu người nữa mắc COVID-19 kéo dài - làm tăng thêm số ca mắc bệnh và tàn tật vốn đã đáng kể" - nhà dịch tễ học Ziyad Al-Aly, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu dựa trên phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử của 441.583 người bị nhiễm SARS-CoV-2.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hàng chục ngàn ca COVID-19 đang được báo cáo trên toàn cầu mỗi ngày. Số ca nhiễm thực tế có khả năng cao hơn đáng kể do xét nghiệm tại nhà và báo cáo không đầy đủ.

Một cuộc khảo sát hộ gia đình do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ thực hiện vào cuối tháng Tư cho thấy khoảng 4% nam giới trưởng thành ở Mỹ và 6,6% phụ nữ trưởng thành đang trải qua COVID-19 kéo dài, còn được gọi là di chứng sau cấp tính của COVID-19.

Nghiên cứu của Al-Aly, được công bố ngày 17/7 trên Tạp chí Y học New England, phát hiện ra rằng tỉ lệ mắc PASC đang giảm phần lớn là do tiêm vắc xin phòng COVID-19 và ở mức độ thấp hơn là do giảm xu hướng gây bệnh vốn có của các biến thể gần đây hơn.

Al-Aly và các đồng nghiệp cho biết trong nghiên cứu: "Việc tiêm vắc xin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tỉ lệ mắc COVID-19 kéo dài thấp hơn so với các giai đoạn trước của đại dịch. Vì thế lựa chọn tiêm chủng bổ sung vẫn là cần thiết".

Theo phụ nữ TPHCM