Mất ngủ vừa là dấu hiệu, vừa là nguyên nhân của trầm cảm
Tháng 3/2015, máy bay Airbus A320 của hãng Germanwings trong hành trình từ Barcelona đến Dusseldorf rơi tại dãy núi Alps của Pháp, khiến 149 người thiệt mạng. Dữ liệu từ thiết bị máy bay cho thấy, cơ phó Lubitz đã chiếm buồng lái trong khi cơ trưởng ra ngoài, rồi cố tình lao máy bay xuống núi. Andreas Lubitz được xác định từng có lịch sử trầm cảm và đang trải qua cuộc khủng hoảng đời sống riêng. Cơ quan chức năng cũng phát hiện giấy chứng nhận ốm bị xé nát trong nhà anh.
Kim Jong-Huyn, nam idol bạc mệnh của nhóm nhạc đình đám SHINee (Hàn Quốc), trước khi tự tử vì trầm cảm cũng thường than phiền về chứng mất ngủ kinh niên mà anh gặp phải. Qua tiết lộ của người bạn thân, Jong-Huyn không thể nào ngủ say nếu thiếu thuốc ngủ, điều này làm anh khổ sở cùng cực. Khi hai người gặp nhau, Jong-Hyun thường xuyên nói đến cái chết. Ở tuổi 27, anh tự sát tại phòng làm việc bằng khí độc.
Xa hơn nữa, năm 1962, giới điện ảnh thế giới chấn động trước tin Marilyn Monroe, nữ minh tinh nổi tiếng của Hollywood tự vẫn tại nhà riêng, ra đi tuổi 36. Trước đó, người ta thấy cô trong tình trạng ốm yếu, xanh xao, mệt mỏi kiệt quệ, thường xuyên sử dụng những viên thuốc kê đơn để thoát khỏi trầm cảm và dễ ngủ hơn.
Khái niệm trầm cảm không còn xa lạ với công chúng, Tổ chức Y tế xếp loại, căn bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến gánh nặng ngân sách bệnh tật toàn cầu, đứng sau ung thư, tim mạch, đái tháo đường. Bệnh chiếm tỷ lệ cao tại nhiều nước trên thế giới. Mỗi ngày ở Mỹ có khoảng 129 người tự kết liễu đời mình, 90% người chết được chẩn đoán rối loạn tâm thần tại thời điểm họ qua đời.
Mối quan hệ giữa trầm cảm, mất ngủ và tự tử
Hai năm liên tiếp, Liên Hợp Quốc chọn Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, song số người tự tử ở nước này cũng rất cao. Gần 16% phụ nữ từ 18 đến 23 tuổi và 11% nam thanh niên nước này tự nhận đang trải qua giai đoạn khó khăn, cảm thấy đau khổ trong cuộc sống (theo báo cáo năm 2018 của Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu và Viện nghiên cứu Hạnh phúc Copenhagen).
Trầm cảm là bệnh lý có diễn biến phức tạp, ban đầu có thể là cảm xúc buồn bã, mệt mỏi trong cơ thể, dần dần tiến đến tâm trạng trống rỗng, tuyệt vọng, thay đổi khẩu vị, thất vọng về bản thân, dễ kích động, cáu gắt, vui buồn bất chợt, muốn giã từ cuộc sống...
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể là cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, gãy đổ sự nghiệp, đối diện với những khó khăn quá lớn, bất hòa kéo dài, phụ nữ sau sinh...hoặc có thể là hậu quả của tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, gặp ác mộng, thức dậy sớm hoặc muộn, mệt mỏi, uể oải, chán nản hoặc cáu gắt, vui buồn bất chợt ...
Tổ chức giấc ngủ ở Mỹ cho rằng, những người bị mất ngủ có mức độ trầm cảm hơn những người ngủ bình thường gấp 10 lần, khả năng mắc chứng lo âu lâm sàng gấp 17 lần. Bởi lẽ, giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài sẽ thay đổi hoạt động của não và các chất hóa học thần kinh gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến họ suy nghĩ lệch lạc, sợ hãi, hoang tưởng, nghĩ về cái chết. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể.
Nếu không được can thiệp kịp thời, các biểu hiện trầm cảm trở thành mạn tính, người mắc giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, thường xuyên nghĩ về cái chết. Chứng bệnh gây nguy hiểm đối với người khác bởi từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng tự tử của người bệnh. Ví dụ trường hợp người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người hàng loạt...
Các chuyên gia khuyến cáo không nên coi nhẹ mất ngủ, trầm cảm. Thay vào đó, người bệnh cần chia sẻ với bạn bè, người thân. Khi phát hiện người mắc chứng này, gia đình cần phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm, đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để tránh cơn trầm uất, quẫn trí.
Giáo sư Daniel Freeman (Đại học Oxford) cho rằng, mất ngủ còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác bên cạnh trầm cảm. Do đó, "một giấc ngủ ngon sẽ là bước đầu tiên và tối quan trọng để giải quyết các vấn đề tâm lý và cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm", ông nói.
Khi mất ngủ, thần kinh bị suy nhược, nhiều người vội vã tìm đến các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm để được ngon giấc, bớt lo âu. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tức thời, nhóm thuốc có thể gây các tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng, tim đập nhanh, lệ thuộc thuốc, biểu hiện có thể khác tùy vào thể trạng mỗi người. Do đó, cần tìm những giải pháp mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên, đồng thời giúp hạn chế đau đầu, cải thiện các vấn đề về trí nhớ, cảm xúc.
Bí quyết để có giấc ngủ ngon, phòng ngừa trầm cảm
Để có một giấc ngủ ngon, tránh xa đau đầu, trầm cảm, loại bỏ ý nghĩ tự sát, xu hướng nghiên cứu trở về thiên nhiên được các nhà khoa học ưu tiên phát triển vì tính hiệu quả bền vững, an toàn cho đối tượng rất nhạy cảm về thần kinh này.
Hai tinh chất quý Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry được chứng minh tác dụng chống gốc tự do, tăng cường hoạt động não, nhờ đó lấy lại giấc ngủ ngon, ngừa trầm cảm.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, sử dụng các hoạt chất thiên nhiên nhằm chống lại các gốc tự do trong cơ thể người đang là xu hướng mới, hiệu quả từ gốc và an toàn để kiểm soát mất ngủ, đau đầu, hay quên, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, nhiều bệnh lý thần kinh, mạch máu não khác.
Khi gốc tự do sản sinh nhiều trong cơ thể, chúng sẽ tấn công tiêu diệt các tế bào thần kinh, phá huỷ các dẫn truyền thần kinh, đồng thời tấn công thành mạch máu, tạo các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, gây thiếu máu lên não, từ đó xuất hiện tình trạng mất ngủ, đau đầu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, nặng hơn là đột quỵ ( tai biến mạch máu não)...
Theo Thư viện Quốc gia thuộc Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện 2 hoạt chất quý Anthocyanin, Pterostilbene có trong quả việt quất (Blueberry) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng kết hợp giữa các tinh chất quý trong quả việt quất với Gingko Biloba cho hiệu quả cao hơn trong việc chăm sóc bảo vệ thần kinh và mạch máu não. Nhờ đó, chức năng thần kinh được phục hồi, giấc ngủ được cải thiện và giảm lo âu, stress, ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ uy tín có tác dụng hiệu quả được chứng minh khoa học, mỗi người cần biết kết hợp giữa thay đổi lối sống, cải thiện công việc, kiểm soát các căng thẳng thần kinh, quan tâm chăm sóc giấc ngủ, đau đầu một cách phù hợp với điều kiện cuộc sống của mình, Không nên làm việc quá sức, cố gắng duy trì thời gian để giao lưu, trò chuyện trực tiếp với người xung quanh; đi du lịch, tham gia các hoạt động xã hội, luyện tập thể dục thể thao ngoài trời... cũng giúp tinh thần khỏe khoắn, ngủ ngon hơn, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.
Nên xây dựng thói quen như ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày, đảm bảo phòng ốc yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ, hạn chế sử dụng trà, cà phê, chất kích thích... tắt các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi...) trước khi đi ngủ khoảng một giờ. Nếu không thể ngủ, bạn nên thực hiện một hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, thiền...
Theo
vnexpress