Ở người trưởng thành, trên cơ thể có khoảng 450 hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn... Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. 

Bình thường chúng ta sẽ không sờ thấy hạch, chỉ khi hạch phản ứng kích thước hạch to lên khoảng trên 6 mm, thì mới nhận biết hoặc mới sờ thấy.

Hạch vùng cổ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường thở và đường ăn bao gồm mũi, xoang, họng,... và qua da. Ảnh minh hoạ
 

Hạch vùng cổ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường thở và đường ăn bao gồm mũi, xoang, họng,... và qua da. Ảnh minh hoạ.

Có nhiều nguyên nhân gây hạch ở vùng cổ trong đó thường gặp ở các nguyên nhân sau:

Các nguyên nhân gây hạch ở vùng cổ

Viêm nhiễm do phản ứng

Có nhiều loại viêm nhiễm vùng cổ khiến cho phản ứng gây tình trạng hạch sưng to trong đó thường thấy: nguyên nhân các viêm nhiễm do các bệnh nhiễm trùng cấp tính bởi các virus, ký sinh trùng, nấm tại vùng mũi họng, xoang, khoang miệng hoặc do viêm lợi, viêm răng...

Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy các nguyên nhân hóa học, phóng xạ, vật lý khiến cho hạch bị viêm.

Các bệnh liên quan đến viêm nhiễm thường gặp

Đây cũng là nguyên nhân khiến hạch viêm trong đó thường gặp nhất các bệnh viêm họng, viêm amidan viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm lợi, viêm răng, viêm khoang miệng, viêm tuyến mang tai (quai bị), viêm họng hạch, viêm tấy quanh amidan, do cúm, viêm tuyến dưới hàm, do zonna thần kinh vùng mặt cổ, viêm họng viêm thanh quản do lao, do bạch hầu,…

Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy hạch viêm phản ứng do các nguyên nhân vật lý, hóa học hoặc do cơ địa, trong đó hay gặp nhất là các bệnh viêm mũi xoang mạn tính, bệnh dị ứng, bệnh nghề nghiệp bởi người bệnh tiếp xúc với hóa chất, bụi,... không do các bệnh nhiễm trùng.

Bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý tại hạch

Đây cũng là một trong nguyên nhân hạch hạch viêm. Các bệnh lý thường thấy là hạch viêm lao; hạch viêm trong các bệnh tự miễn như: hạch viêm Hashimoto, hạch viêm trong bệnh Kimuza,..; Hạch trong các bệnh giang mai giai đoạn muộn.

Hạch viêm trong các bệnh khác bao gồm: bệnh than, bạch hầu, thương hàn, các bệnh nhiễm ký sinh trùng như: bệnh do chó cắn, mèo cào,..

Một số bệnh ung thư gây xuất hiện hạch cổ

Bệnh u lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư họng, ung thư thanh quản,... Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.

Cách nhận biết hạch lành tính, hạch ung thư

Để chẩn đoán hạch cổ lành tính hay ung thư dựa vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên biệt.

  • Nếu là hạch lành tính có các biểu hiện kích thước nhỏ, hạch mềm, di động, tiến triển chậm, ít khi đau, thường có nguyên nhân đi kèm: viêm họng, viêm mũi xoang hoặc các bệnh nhiễm trùng miệng họng, răng, viêm amidan, viêm da vùng đầu cổ,…
  • Nếu là hạch bệnh lý, thường khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác các bác sĩ cần dựa và các chẩn đoán, xét nghiệm chuyên biệt, cụ thể.

- Siêu âm: Kết quả siêu âm sẽ giúp phát hiện được các hạch kích thước nhỏ, hạch còn cấu trúc vỏ, rốn hạch, không có vôi hoá, không có tăng sinh mạch, xác định số lượng, vị trí và kích thước hạch.

- Chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA). Xác định rõ hạch ung thư hay lành tính, đơn giản, hiệu quả, độ chính xác đạt 85 - 90%.

Nếu thấy nổi hạch cổ rất có thể là do nguyên nhân lành tính hoặc ung thư, do đó khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Nếu thấy nổi hạch cổ rất có thể là do nguyên nhân lành tính hoặc ung thư, do đó khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

- Sinh thiết hạch (sinh thiết kim, mổ lấy hạch) chẩn đoán giải phẫu bệnh giúp biết rõ bản chất của hạch: hạch lành tính hay hạch ung thư. Ngoài ra còn giúp các bác sĩ xác định được hạch gặp trong các bệnh gì.

- CT, MRI, PET CT: Sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán số lượng, vị trí, tính chất hạch lành tính hay ung thư, hạch phá vỡ vỏ hay chưa, xâm lấn và liên quan với các cơ quan, bộ phận xung quanh (mạch máu, thần kinh, khí quản, thực quản, xương hàm,..). Đồng thời giúp các nhà chuyên môn định hướng khi phẫu thuật.

Nếu thấy nổi hạch cổ rất có thể là do nguyên nhân lành tính hoặc ung thư, do đó khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Theo suckhoedoisong.vn