leftcenterrightdel
Nguyên nhân gây ra đau bụng dưới bên trái và bên phải. Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới bên trái và bụng dưới bên phải?

Tiến sĩ Miglani, Giám đốc kiêm Trưởng khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện châu Á, Faridabad (Ấn Độ) - cho biết: “Đau ở bụng dưới bên trái thường liên quan đến bệnh túi thừa và viêm túi thừa đại tràng. Túi thừa hay các túi hình thành trong thành đại tràng, thường xảy ra ở phía dưới bên trái. Những túi này là nơi ẩn náu lý tưởng cho vi khuẩn và có thể dễ dàng bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm nhiễm và khó chịu".

Các nguyên nhân khác bao gồm:

- Sỏi thận

- Nhiễm trùng thận

- U nang buồng trứng

- Thoát vị

- Thai ngoài tử cung

Đau ở bụng dưới bên phải thường do các vấn đề về ruột thừa, chẳng hạn như viêm ruột thừa.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

- Bệnh Crohn

- Xoắn tinh hoàn

- U nang buồng trứng

- Thoát vị

- Lạc nội mạc tử cung

Theo Tiến sĩ Miglani, khi nói đến đau bụng ở hai bên bụng dưới, đó có thể là thoát vị, đầy hơi, các vấn đề về thận, rối loạn hệ thống sinh sản, hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu.

Làm sao để biết cơn đau bụng dưới có nghiêm trọng không?

Trong các trường hợp, đau bụng cấp tính thì bạn nên phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể từ viêm ruột thừa cấp tính, viêm túi mật, viêm tụy và viêm túi thừa, báo hiệu tình trạng nhiễm trùng, viêm, tắc mạch hoặc tắc nghẽn.

Tiến sĩ Amit Miglani cho biết thêm, tình trạng khó chịu ở bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây có thể là dấu hiệu cần đến sự chăm sóc và điều trị kịp thời:

- Đau bụng dữ dội

- Bụng cứng

- Tiêu chảy ra máu

- Ngất xỉu

- Khi cơn đau đi kèm với sốt

Những dấu hiệu phổ biến giúp phân biệt đau bụng liên quan đến hệ tiêu hóa, tiết niệu hoặc sinh sản

Để phân biệt cơn đau bụng, cần phải nhận biết các dấu hiệu chính liên quan đến hệ tiêu hóa, tiết niệu hoặc sinh sản.

Đau tiêu hóa thường biểu hiện bằng các cơn đau quặn thắt hoặc đau nhói, kèm theo buồn nôn hoặc đầy hơi, và có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi ăn.

Đau tiết niệu thường là đau ở bụng dưới, đau nhói hoặc đau rát, với các triệu chứng như đi tiểu đau hoặc nước tiểu đục.

Đau khi sinh sản thường giống như đau quặn ở bụng dưới, có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc giao hợp, với tình trạng khí hư hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Theo laodong