leftcenterrightdel
Tác dụng của nhân trần 

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Nhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, không chỉ vậy mà nhân trần còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật.

Giúp hỗ trợ trong điều trị viêm gan cấp

Viêm gan cấp do virus gây ra ảnh hưởng tới chức năng gan gây ra vàng da, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, trên xét nghiệm có tình trạng tăng men gan, tăng bilirubin máu. Đã có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng nhân trần trong đợt cấp viêm gan virus giúp các chỉ số men gan, bilirubin về ngưỡng bình thường, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như giảm vàng da, hết mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Do đó nhân trần tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.

Tác dụng lợi mật điều trị viêm túi mật

Tác dụng của nhân trần giúp tăng tiết mật. Trong thành phần nước sắc nhân trần có chất 6,7-dimethoxycoumarin có tác dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, do đó giúp việc bài tiết mật trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tắc mật, gây nên nhiều dấu hiệu bất thường.

Hạ lipid máu

Theo nghiên cứu thì nhân trần cũng có tác dụng hạ mỡ máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn

Nước sắc nhân trần còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm... Giúp điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Một số tác dụng khác: Ức chế sự phát triển của ung thư, hạ áp, điều trị thiểu năng vành, loét miệng, nấm da, mụn nhọt, mẩn ngứa...

leftcenterrightdel
Những đại kỵ khi uống nhân trần 

Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo

Lý do là vì nhân trần có tính chất đào thải nước còn cam thảo lại giữ nước. Do đó, khi kết hợp hai thảo dược này với nhau, chúng có thể gây tương tác thuốc, không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu không có vấn đề về gan thì tốt nhất không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Không nên uống trà nhân trần hằng ngày

Nguyên nhân là vì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung. Hơn nữa, nếu gan, mật không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hằng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và dễ sinh bệnh.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống

Theo các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo, người già và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng cần thận trọng với đồ uống mát, có tính giải nhiệt cao vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, và do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ kém nên nếu uống nước nhân trần nhẹ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.

Người bị tiêu chảy lạnh bụng không nên uống

Với những người cơ thể hư hàn lạnh bụng, hoặc đang bị tào tháo đuổi thì không nên uống nước nhân trần kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

leftcenterrightdel
Những lưu ý khác khi sử dụng nhân trần 

Mua nhân trần ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên khi mua và sử dụng nhân trần cần kiểm tra xem có bị ẩm, mốc không (nhân trần mốc gây bệnh cho người sử dụng).

Chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc nhân trần khi dùng để giải khát (nhân trần lợi tiểu dẫn đến thải nhiều gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung).

Sử dụng nhân trần chữa bệnh gan, mật…cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về phương pháp sử dụng, liều lượng…

Theo tienphong