Sau đây là một số lưu ý bạn cần phải biết nếu muốn uống nước cam mỗi ngày.
Bệnh tiểu đường không nên uống nước cam hằng ngày
Mặc dù Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến khích người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây họ cam quýt. Nhưng nước cam có chứa đường, lại thiếu chất xơ - chất cần thiết cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu - vì vậy có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu.
|
Người bệnh tiểu đường không nên thường xuyên uống nước cam, mà tốt nhất nên ăn cam nguyên quả
|
Người bệnh tiểu đường không nên thường xuyên uống nước cam. Thỉnh thoảng uống 1 ly thì không sao, và cần nhớ giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn, chuyên gia dinh dưỡng Katherine Basbaum, từ Hệ thống Y tế Đại học Virginia (Mỹ), lưu ý, theo tờ The List (Anh).
Tốt nhất nên ăn cả quả cam hơn là uống nước cam, theo Healthline.
Gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn cam
Người có các yếu tố nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn cam.
Các nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ nhiều đường fructose làm tăng sự phát triển của gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu bao gồm 27.214 người tham gia, được công bố trên tạp chí nghiên cứu về dinh dưỡng Nutrition, đã nhận thấy những người ăn 7 quả cam trở lên mỗi tuần có nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ cao hơn 17%, theo Eat this.
|
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên cẩn thận khi uống nước cam
|
Trào ngược dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam
Cam có tính axit, có thể dẫn đến kích ứng dạ dày ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu uống nước cam mỗi ngày, có thể bị ợ chua khó chịu, nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến nôn mửa.
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về tiêu hóa Gastroenterology bao gồm hàng trăm người thường xuyên bị chứng ợ nóng, cho thấy 73% người tham gia đã trải qua các triệu chứng sau khi uống một ly nước cam hoặc nước bưởi, theo Healthline. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ axit cao trong thức uống này có thể là thủ phạm. Vì vậy, những người này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam.
Ngoài ra, những người có hàm lượng kali cao, bệnh thận cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống cam.
Cam có chứa kali, 1 quả cam lớn (184 gram) có 333 mg kali, 1 ly nước cam (240 ml) có 473 mg kali
Quá nhiều kali có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng là tăng kali máu, theo Times Of India.
Do hàm lượng kali trong cam, có thể cần phải tránh hoặc hạn chế cam và nước cam trong chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh thận, theo Healthline.
Theo Thanh niên