leftcenterrightdel
Vì sao có chứng sợ thân mật. Ảnh: Theo Healthshots. 

 

Sợ thân mật là gì?

Gần gũi, thân mật với ai đó là chia sẻ mối liên hệ về mặt cảm xúc và thể chất với họ. Khi bạn sợ gần gũi, bạn thường trở nên quá lạnh lùng với mọi người và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Những người mắc chứng sợ thân mật thường khó kết nối với xã hội. Ngoài ra, những người mắc chứng sợ này thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang cố tình tránh thân mật với người khác.

Triệu chứng của chứng sợ thân mật là gì?

Theo trang Healthshots, dưới đây là một số dấu hiệu của người mắc chứng sợ thân mật:

Bạn luôn cảm thấy hoài nghi về người khác

Luôn né tránh các tiếp xúc vật lý

Khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ mang tính bền chặt

Không thể chia sẻ hoặc thể hiện cảm xúc

Gặp khó khăn trong việc thỏa mãn ham muốn tình dục của bản thân

Sống trong sự cô lập xã hội

Bạn luôn nghĩ mình không dễ gần, đáng yêu

Bạn gặp khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu và mong muốn của bản thân

Nếu bạn nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, có thể bạn đang mắc sợ sự thân mật và cần phải giải quyết vấn đề này để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ thân mật

Theo Healthshots, nỗi sợ này có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân bao gồm cả những trải nghiệm trong quá khứ. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng sợ thân mật:

Sợ bị từ chối: Sợ thân mật có thể bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối. Có thể trong quá khứ, bạn đã từng bị từ chối nhiều lần sinh ra sợ gần gũi với người khác, phản ứng này là do bạn muốn giữ tự trọng và tránh bị tổn thương.

Rối loạn lo âu thân mật: Còn được gọi là chứng rối loạn nhân cách né tránh, biểu hiện bằng nỗi sợ bị từ chối.

Nỗi sợ hãi trong quá khứ: Những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ của một người như bị lạm dụng về thể chất, tình cảm hoặc tình dục có thể tạo ra nỗi sợ hãi sâu sắc và lo âu khi ai đó tiếp xúc quá thân mật với bạn. Sự phản bội, ngoại tình hoặc đau khổ có thể tạo ra nỗi sợ hãi sâu sắc cản trở các mối quan hệ thân mật trong tương lai.

Các vấn đề về gắn bó: Những đổ vỡ trong các mối quan hệ đã từng gắn bó trong quá khứ có thể dẫn đến khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ thân thiết khi bạn lớn lên.

Theo laodong