Liên tiếp những vụ đuối nước thương tâm xảy ra
Đầu năm 2019, vụ đuối nước vừa xảy ra tại Hòa Bình, cướp đi sinh mạng 8 học sinh, khiến cả nước bàng hoàng, đau xót, lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ em.
Liên tiếp những vụ đuối nước thương tâm
Trước đó, chiều ngày 8/2, 8 học sinh lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình) đến bãi biển Bình Minh nằm trên địa bàn huyện để tắm. Sóng lớn bất ngờ ập đến khiến cả nhóm bị cuốn trôi. Nghe tiếng kêu cứu, người dân địa phương đến hỗ trợ, đưa được hai em lên bờ đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch trong khi 6 em còn lại đều đã tử vong.
Cũng liên quan tới đuối nước, chỉ mới đây thôi, ngày 11/3, sau khi đi học về, một nhóm học sinh cùng trú tại làng Greo Pết (xã Dun, huyện Chư Sê, Gia Lai) rủ nhau đi tắm tại một ao nước trong làng. Trong lúc chơi đùa, 2 anh em sinh đôi bị đuối nước. Thấy vậy, một bé trai 7 tuổi đã lao xuống cứu nhưng không thành. Hậu quả, khiến cả 3 cháu đều bị chết đuối.
Ngày 21/3 tại bến sông thuộc phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình vụ đuối nước khiến 8 học sinh tử vong đã khiến cho cả nước bàng hoàng, đau xót. 8 em học sinh trên đều là học sinh nam rủ nhau đi tắm ở một bãi bồi của sông Đà.
Gần đây nhất, chiều 15/5, hai em Hoàng Phi Bảo (7 tuổi) trú ở xã Nam Lĩnh và Nguyễn Hữu Nam (7 tuổi) trú ở xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn rủ nhau đi câu cá ở đập Khe Đình thuộc xóm 8, xã Nam Xuân. Đến chiều tối ngày 15/5, gia đình không thấy hai em về ăn cơm nên lo lắng đi tìm.
Khi lên đập Khe Đình ở gần nhà, nơi các em rủ nhau đi câu cá thì thấy trên bờ đập có 2 đôi dép, áo, mũ, cần câu và 1 chiếc giỏ xe đựng cá.
Ngay lập tức, gia đình đã báo cho chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm trong đập. Đến 20h cùng ngày, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể của em Bảo cách bờ vài chục mét. 2 tiếng sau, thì thi thể em Nam mới được tìm thấy.
Những bước sơ cứu khi trẻ bị đuối nước
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai HàNội cho biết đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
Các bước sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước
Trường hợp tử vong do đuối nước, trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh.
Lúc này nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Tình trạng này người ta gọi là đuối khô.
Khi gặp đuối nước, việc xử lý ngay tại chỗ vô cùng quan trọng sẽ có thể cứu được nạn nhân nhanh chóng và còn tránh để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Sơ cứu trẻ đuối nước
Khi gặp trẻ đuối nước, theo PGS Dũng ngay lập tự sơ cứu nạn nhân càng nhanh càng tốt vì chậm phút nào nguy hiểm phút đó.
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, dìu trẻ lên bờ rồi gọi người giúp đỡ.
Bước 2: Đặt trẻ nằm nơi khô ráo, thoáng khí và giữ ấm cho trẻ.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức.
+ Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng đầu hơi ngửa ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng trẻ.
+ Dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi trẻ, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo mà trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim của trẻ đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú.
+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
+ Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).
Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển trẻ bị nạn tới cơ sở y tế, việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và trẻ có thể thở trở lại.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Bước 4: Trẻ sẽ nôn nhiều nước khi tỉnh lại, do đó cần đặt trẻ ở tư thế nằm kiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở trở lại.
Bước 5: Kiểm tra cơ thể trẻ xem có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.
Bước 6: Nếu sơ cứu có kết quả, trẻ thở lại, cử động giãy giụa, hay vẫn còn hôn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu gần nhất. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho trẻ.
Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
GS Dũng nhấn mạnh trong quá trình sơ cứu không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu... thì phải dùng khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay.
Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách: vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi.
Chỉ cần chậm trễ 4 phút cấp cứu là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài.
Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).
Theo thoidai