Ảnh: Shutterstock
Tương tự, cơ thể gửi đi những triệu chứng và dấu hiệu. Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên kiểm tra lượng đường và nhận thức được về nó mọi lúc. Thế những người khỏe mạnh không có dấu hiệu đường huyết cao trước đó thì sao? Liệu họ có nên bắt đầu xét nghiệm thường xuyên hay không? Câu trả lời là không.
Có một cách đơn giản để xác định lượng đường trong máu. Khi nó cao, cơ thể của bạn phát ra nhiều dấu hiệu khác nhau. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc và phân tích chúng. Bằng cách làm như vậy, bạn có thể tránh được nhiều biến chứng về sức khỏe, chẳng hạn như đột quỵ, bệnh tim và tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh).
Trong khi tiểu tiện thường xuyên, mệt mỏi và mờ mắt là những dấu hiệu phổ biến, một số dấu hiệu không phổ biến cũng có thể xuất hiện mà bạn có thể không biết hoặc không lưu tâm. Sau đây là một số dấu hiệu như thế, theo trang tin The Health Site.
Chảy máu nướu răng
Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ, chảy máu nướu răng là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Đó là một dấu hiệu cho thấy một lượng lớn glucose đã được giải phóng trong máu. Theo viện trên, nước bọt có chứa glucose. Khi nồng độ glucose tăng trong nướu, vi khuẩn trong miệng bắt đầu ăn nó, gây ra mảng bám và chảy máu.
Bị nhiễm nấm men nhiều lần
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ), mức độ glucose cao trong cơ thể làm tăng khả năng nhiễm trùng nấm men sinh dục vì nấm men ăn glucose trong đường tiết niệu. Điều quan trọng là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phải hết sức cẩn thận về sức khỏe âm đạo.
Nhiễm trùng nấm men gây ngứa âm đạo, đỏ hoặc đau, đau khi giao hợp, đau hoặc khó chịu khi tiểu tiện, và tiết dịch âm đạo dày, bất thường, theo The Health Site.
Thay đổi màu da
Được thấy chủ yếu ở bệnh nhân tiểu đường, sự đổi màu và bất thường của da đều là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao do kháng insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể không phản ứng với việc tiêm insulin và thuốc, và mức độ đường đang tăng lên.
Cùng với việc làm tối màu da, da thừa và những nếp nhăn trên da cũng có thể phát triển.
Thương tích chậm lành
Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia (Mỹ), lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương thần kinh và lưu thông máu kém trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và bàn chân, vốn có thể làm chậm đi việc làm lành những thương tích như vết cắt, trầy xước và bầm tím. Lưu thông máu kém cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng vì những vết thương này.
Ăn nhiều hơn nhưng vẫn sụt cân
Cách cơ thể chúng ta hoạt động là, càng ăn nhiều, chúng ta càng tăng cân. Nhưng nếu lượng đường trong máu trong cơ thể quá cao, quá trình này sẽ trở nên đảo ngược. Điều này xảy ra do cơ thể không thể chuyển đổi glucose thành năng lượng, vì thế cơ thể chuyển sang cơ bắp và chất béo để có năng lượng. Khi cơ thể phá vỡ cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng, người ta bắt đầu sụt cân, theo The Health Site.
Theo thanhnien