leftcenterrightdel
 Tuổi tác, tình trạng sức khỏe và môi trường sống là những nguyên nhân khác nhau gây ra nguy cơ thở khò khè. Ảnh:Verywellhealth

Theo Medical News Today (MNT), thở khò khè xảy ra khi chúng ta bị tắc nghẽn hoặc viêm đường hô hấp làm cho tiếng thở giống như tiếng huýt sáo hoặc tiếng rít. Nếu nghe thấy tiếng khò khè khi thở, điều đó thường có nghĩa là chúng ta chỉ thở ra khoảng một nửa khả năng thở bình thường.

Nguyên nhân ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Theo MNT, trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi nên khi bị nghẹt mũi hoặc nằm sai tư thế, trẻ có thể phát ra tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít.

Thở khò khè ở trẻ em khá phổ biến. Khoảng 1 trong 3 trẻ sẽ trải qua ít nhất một đợt thở khò khè cấp tính trước 3 tuổi. Miễn là trẻ thở với tốc độ bình thường và lồng ngực không bị lõm vào, điều này không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chẳng hạn viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, cũng là nguyên nhân gây ra thở khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Thở khò khè cũng có thể do các bệnh lý khác như hen suyễn, tắc nghẽn cơ thể và dị ứng.

leftcenterrightdel
 Thở khò khè là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ em. Ảnh:Medicalnewstoday. 

Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn

Ngoài ra, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và môi trường sống cũng là những nguyên nhân khác nhau gây ra nguy cơ thở khò khè.

Khi đường thở thu hẹp do bị kích thích, bệnh tật hoặc tắc nghẽn, không khí di chuyển qua đường thở có thể tạo ra âm thanh rít. Một số người cũng gặp các triệu chứng khác như khó chịu khi thở hoặc cảm giác nghẹt thở.

Nhiều loại bệnh khác khiến chúng ta thở khò khè bao gồm bệnh hen suyễn, dị ứng, tắc nghẽn thực thể, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, cảm lạnh và cảm cúm, viêm phổi và bệnh tim.

Khi nào cần khám bác sĩ

Thường rất khó để chẩn đoán nguyên nhân thở khò khè chỉ dựa vào các triệu chứng, và chúng ta nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng thở khò khè gây lo ngại.

Nếu gặp phải bất kỳ điều nào sau đây, chúng ta nên đến phòng cấp cứu:

- Gặp khó khăn khi thở

- Đột ngột thở khò khè

- Đau ngực

- Dấu hiệu của sốc phản vệ

Nếu người thở khò khè có biểu hiện không thở được, họ có thể đợi một vài ngày trước khi khám bác sĩ. Nếu tình trạng thở khò khè trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ trong vòng một ngày.

Chẩn đoán

Theo MNT, thở khò khè là triệu chứng chứ không phải là tình trạng. Để xác định nguyên nhân gây ra việc thở khò khè của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng hiện tại và xem xét bệnh án của bệnh nhân. Họ cũng sẽ thực hiện cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng.

Việc xác định tần suất và mức độ nghiêm trọng của tiếng thở khò khè, cho dù là vấn đề mới hay tái phát, và nếu có bất kỳ triệu chứng liên quan nào đều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác nhau để xác định nguyên nhân của chứng thở khò khè bao gồm chụp X-quang ngực, đo nồng độ oxy trong máu, xét nghiệm khí máu động mạch hay kiểm tra chức năng phổi.

Cách điều trị

Các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân cơ bản của chứng thở khò khè để giảm các triệu chứng.

Thuốc

Trong thời gian ngắn, thuốc giãn phế quản có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn. Thuốc giãn phế quản là thuốc giúp thư giãn phổi và ngăn đường thở bị thu hẹp. Chúng có thể giúp điều trị chứng thở khò khè do COPD và hen suyễn.

Trong trường hợp thở khò khè do dị ứng, các loại thuốc gây dị ứng như thuốc kháng histamine và liệu pháp miễn dịch có thể giúp ích. Liệu pháp miễn dịch là quá trình đào tạo lại hệ thống miễn dịch để không phản ứng với các chất gây dị ứng. Hình thức phổ biến nhất của liệu pháp miễn dịch là tiêm ngừa dị ứng.

Nhiều loại thuốc có thể điều trị thở khò khè do bệnh lý có từ trước. Ví dụ, người bị thở khò khè do phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể cần epinephrine hoặc corticosteroid.

Biện pháp cải thiện chứng thở khò khè tại nhà

Các phương pháp điều trị thở khò khè tại nhà nhằm mục đích mở đường thở, giảm các chất kích thích hoặc ô nhiễm khi hít thở hoặc điều trị các nguyên nhân cơ bản.

Nếu một người bị hen suyễn hoặc tình trạng bệnh lý khác gây ra thở khò khè, họ nên nói chuyện với bác sĩ và sử dụng các loại thuốc được kê đơn như ống hít hen suyễn.

Các biện pháp khắc phục chứng thở khò khè tại nhà hiệu quả bao gồm:

- Hít hơi nước: Hít không khí ấm, giàu độ ẩm có thể rất hiệu quả để làm thông xoang và mở đường thở.

- Đồ uống nóng: Đồ uống nóng và ấm có thể giúp làm thông thoáng đường thở và giảm tắc nghẽn.

- Bài tập thở: Các bài tập thở có thể giúp điều trị COPD, viêm phế quản, dị ứng và các nguyên nhân phổ biến khác gây thở khò khè.

- Máy tạo độ ẩm: Trong thời tiết lạnh, hanh khô, tình trạng thở khò khè thường trở nên nghiêm trọng hơn. Máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể giúp làm dịu sự tắc nghẽn và giảm mức độ nghiêm trọng của chứng thở khò khè.

- Bộ lọc không khí: Bộ lọc không khí tại nhà có thể làm giảm sự hiện diện của các chất kích thích gây ra thở khò khè và khó thở.

- Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh: Bệnh mạn tính như hen suyễn và dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn khi phản ứng với một số tác nhân như căng thẳng hoặc chất gây dị ứng. Kiểm soát các tác nhân này càng nhiều càng tốt có thể giúp ích cho việc thở.

Theo zingnews