leftcenterrightdel
 

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mặc dù hiếm nhưng một số loại thuốc có thể khiến mọi người nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Lưu ý rằng, không phải ai khi sử dụng các loại thuốc này cũng có phản ứng này, tuy nhiên bạn cần chuẩn bị một số biện pháp đối phó khi tình huống xảy ra.

Các triệu chứng cảnh báo cần chú ý bao gồm:

- Cảm thấy cơ thể nóng rát hoặc đỏ bừng lên

- Bị cháy nắng rất nhanh

- Có các dấu hiệu mất nước như chóng mặt, buồn nôn...

Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc nhiệt khi ra ngoài bao gồm đội mũ, bôi kem chống nắng (bôi lại sau 2 - 4 tiếng), mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và uống nhiều nước để tránh mất nước.

Điều quan trọng là bạn vẫn phải đảm bảo tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ về việc đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.

leftcenterrightdel
 Những loại thuốc nào khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và nhiệt hơn bình thường? (Ảnh: Internet)

1. Thuốc gây nhạy cảm ánh sáng (photosensitivity)

Photosensitivity là bệnh nhạy cảm ánh sáng khiến da trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và tia cực tím (UV). Điều này khiến da dễ xuất hiện các nốt phỏng, có thể bao gồm các phát ban, đau, ngứa, bong tróc do cháy nắng.

Tuy nhiên, theo FDA, không phải tất cả những người dùng thuốc có thể gây nhạy cảm với ánh sáng đều bị phản ứng. Nếu bạn bị phản ứng, điều này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị phản ứng mỗi khi dùng thuốc và phơi nắng.

1.1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp điều trị phần lớn các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh dưới đây có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ở một số người: Ciprofloxacin (Cipro),  doxycycline (Vibramycin), ofloxacin (Floxin), tetracyclin (Sumycin), trimethoprim (Trimpex).

Sulfonamid hoặc được gọi là thuốc Sulfa là nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng nhắm vào nhiều loại vi khuẩn, trong đó loại thuốc có thể tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm: bạc sulfadiazine (Silvadene), sulfamethoxazol (Bactrim, Septra) và sulfasoxazol (Gantrisin).

1.2. Thuốc chống nấm

Thuốc chống nấm tương tự như thuốc kháng sinh, nhưng nhắm vào nhiễm trùng nấm hơn là nhiễm trùng do vi khuẩn.

FDA công nhận ba loại thuốc chống nấm có khả năng gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm: flucytosine (Ancobon), griseofulvin (Gris-PEG) và voricazole (VFEND).

1.3. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng và đôi khi bị côn trùng cắn đôi khi cũng gây ra phản ứng. Đặc biệt là khi một số thuốc không cần kê đơn nên những tác động tiềm ẩn ít khi được thông báo tới người sử dụng.

leftcenterrightdel
Thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng (Ảnh: Internet) 

Thuốc kháng histamine "làm khô" chất nhầy trong cơ thể thay vì lưu thông như bình thường để ngăn chặn các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm: cetirizin (Zyrtec), diphenhydramine (Benadryl), loratadin (Claritin), promethazine (Phenergan VC), cyproheptadine (Periactin).

1.4. Thuốc hạ cholesterol

Một số loại thuốc theo đơn được sử dụng để giảm cholesterol cũng có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ở một số người. Nhưng bất kể có những nguy cơ này thì điều quan trọng là những người đang sử dụng thuốc hạ cholesterol vẫn phải tiếp tục sử dụng chúng hoặc nói chuyện với bác sĩ về loại thuốc thay thế nếu rủi ro lớn hơn lợi ích mà thuốc mang lại.

Các loại thuốc hạ cholesterol có thể gây tăng nhạy ánh nắng mặt trời bao gồm: simvastatin (Zocor), Atorvastatin (Lipitor), Lovastatin (Mevacor) và Pravastatin (Pravachol).

1.5. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để điều trị đau, hạ sốt và viêm nhưng một số loại có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, mặc dù điều này khá hiếm. Thường thì bạn chỉ cần hạn chế ở ngoài nắng, che chắn tốt khi ra ngoài và bôi kem chống nắng thường xuyên hơn.

Các loại thuốc chống viêm không steroid có thể gây tăng nhạy ánh nắng mặt trời bao gồm: Ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), celecoxib (Celebrex), Piroxicam (Feldene) và ketoprofen (Orudis).

leftcenterrightdel
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để điều trị đau, hạ sốt và viêm (Ảnh: Internet 

1.6. Thuốc ngừa thai và estrogen

Bất kỳ loại thuốc tránh thai hoặc thuốc estrogen nào cũng có thể gây tăng nhạy với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt nhưng điều này cũng ít có khả năng xảy ra hơn nếu bạn đã quen với thuốc.

1.7. Retinoid

Retinoids được sự dụng trong điều trị mụn trứng cá và các tình trạng da khác cũng là loại thuốc khiến mọi người nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Về cơ bản, các loại thuốc bôi ngoài da làm bong lớp biểu bì da trên cùng và khiến da dễ cháy nắng hơn.

Vì thế mà khi đang điều trị các vấn đề về da, bạn nhất thiết phải chú trọng tới việc bảo vệ da bằng cách che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng dành cho da đang điều trị với độ SPF cao. 

Các loại Retinoid có thể gây tăng nhạy ánh nắng mặt trời bao gồm: acitretin (Soriatane) và isotretinoin (Accutane).

2. Thuốc gây nhạy cảm với nhiệt

Một số loại thuốc cũng có thể gây nhạy cảm với nhiệt giống như với ánh nắng mặt trời nhưng không phải tất cả ai sử dụng chúng cũng gặp tình trạng này. Điều quan trọng là chú ý tới cách mà cơ thể phản ứng khi dùng thuốc và chuẩn bị các biện pháp chống nắng an toàn gồm áo chống nắng, mũ, kính râm và kem chống nắng.

leftcenterrightdel
 Thuốc thông mũi cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ (Ảnh: Interne)

2.1. Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi

Ngoài việc giảm lưu thông chất nhầy trong cơ thể thì các loại thuốc này cũng có thể ức chế việc đổ mồ hôi hơn dẫn tới giảm khả năng làm mát của cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao. Điều này cũng đúng đối với các loại thuốc kết hợp kháng histamine, thông mũi và kháng cholinergic.

2.2. Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta ở một số trường hợp được sử dụng để kiểm soát nhịp tim, điều trị chứng đau thắt ngực và giảm huyết áp cao. Chúng có thể làm lưu lượng máu tới da giảm - ức chế khả năng làm mát tự nhiên của cơ thể.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2022  trên tạp chí Nature Cardiovascular Research, dùng thuốc chẹn beta làm tăng 65% nguy cơ đau tim vào những ngày nắng nóng.

Các loại thuốc chẹn bera có thể gây tăng nhạy cảm với nhiệt bao gồm: acebutolol, atenolol (Tenormin), bisoprolol (Zebeta), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), thuốc giảm đau (Corgard), nebivolol (Bystolic), propranolol (Inderal, InnoPran XL).

Tuy nhiên bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh đơn phù hợp thay vì tự ý ngừng thuốc bởi các loại thuốc này giúp điều chỉnh các vấn đề về tim mạch nên việc ngừng thuốc rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

leftcenterrightdel
Thuốc chẹn beta ở một số trường hợp được sử dụng để kiểm soát nhịp tim, điều trị chứng đau thắt ngực và giảm huyết áp cao (Ảnh: Internet) 

2.3. Thuốc lợi tiểu

Một số người được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao hoặc suy tim sung huyết. Việc giảm bớt chất lỏng trong cơ thể và tống chúng ra ngoài để giảm bớt căng thẳng cho tim có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ. Nói cách khác, lưu lượng máu đến da giảm dẫn tới ức chế khả năng tự làm mát của cơ thể.

Các loại thuốc lợi tiểu có thể gây nhạy cảm với nhiệt và ánh sáng mặt trời bao gồm: hydrochlorothiazide (Microzide, HydroDiuril và Oretic), chlorthalidone (Hygroton, Thalitone và Chlorthalidone), clorothiazide (Diuril), furosemide (Lasix), triamterene (Dyazide) và acetazolamid (Diamox).

Việc tự ý ngừng thuốc lợi tiểu mà không có chỉ định của bác sĩ đa phần sẽ có hại hơn là có lợi.

2.4. Thuốc hướng thần

Thuốc hướng thần thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh gây nên tình trạng ảo giác sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tâm thần. Nếu sử dụng thuốc này nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Thuốc hướng thần có thể tạo phản ứng giả giảm khát và dẫn tới mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

leftcenterrightdel
 Thuốc hướng thần thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh gây nên tình trạng ảo giác sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tâm thần (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các chất kích thích (Chất kích thích là một thuật ngữ bao quát bao gồm nhiều loại thuốc làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê mê và tăng sinh lực hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm )như Adderall - một loại thuốc dùng cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - có thể khiến mọi người dễ bị nóng hơn bình thường. Thuốc sẽ tác động lên vùng dưới đồi của bạn - là cơ quan điều tiết của não bộ - thay đổi cách não bộ điều chỉnh các phản ứng đối với căng thẳng, bao gồm cả nhiệt độ.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc hướng thần, trong vài lần đầu tiên, bạn nên uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và chú ý tới các bất thường của cơ thể. 

Các loại thuốc hướng thần có thể gây nhạy cảm với nhiệt và ánh sáng mặt trời bao gồm: carbidopa và levodopa (Sinemet), được dùng cho bệnh Parkinson; Adderall và các chất kích thích khác dùng cho ADHD; amitriptylin; nortriptyline (Pamelor); haloperidol (Haldol, Haldol Decanoate, Haloperidol LA và Peridol) và thuốc chống loạn thần.

Tóm lại vào mùa hè, với người đang điều trị bệnh, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp và trường hợp khẩn cấp cần dừng thuốc hoặc thay thế thuốc nếu cần thiết để tránh các phản ứng không mong muốn ảnh hưởng tới cuốc sống và sinh hoạt thường ngày cũng như tốc độ điều trị.

Châu Anh/Nguồn: Everyday Health