|
|
Những thay đổi tích cực trong thói quen ăn uống sẽ giúp nữ giới bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh:StockFood. |
Theo Times of India, mọi người có sự thay đổi đáng kể trong lối sống, đặc biệt về thực phẩm, số lượng yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Những thay đổi này liên quan đến các bệnh như đau tim, đột quỵ.
Trên thực tế, theo dữ liệu từ Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) năm 2017, bệnh tim thiếu máu cục bộ gây ra 1,54 triệu ca tử vong, trong đó 0,62 triệu ca là phụ nữ và 0,92 triệu là nam giới.
Tiến sĩ Edwina Raj, Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Ăn kiêng, Bệnh viện Aster CMI, cho rằng sự gia tăng bệnh tim và đột quỵ ở phụ nữ xuất phát từ những thay đổi khác nhau trong chế độ ăn uống, lối sống.
Các yếu tố như hút thuốc, lượng đường trong máu không được kiểm soát, mãn kinh sớm, béo phì, huyết áp cao, ít vận động, thiếu các hoạt động thể chất, mức độ căng thẳng gia tăng, lo lắng do lối sống đa nhiệm và tiền sử cắt bỏ tử cung đều là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim ở phụ nữ.
Theo bác sĩ, phụ nữ nên bắt đầu chú ý đến sức khỏe của mình ngay từ giai đoạn đầu. Sự sụt giảm dần hormone cứu tinh estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, do sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống của phụ nữ, phụ nữ trẻ cũng bị đau tim.
"Vì vậy, điều quan trọng là bắt đầu lối sống lành mạnh, thực hành chế độ ăn uống tốt cho tim để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Phụ nữ luôn được coi là 'người gác cổng dinh dưỡng' của mỗi gia đình. Do đó, chúng ta cần thay đổi cách họ nhìn nhận sức khỏe trước khi quá muộn", tiến sĩ Raj chia sẻ thêm.
Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống, thực phẩm và đồ uống nên có và tránh.
Ăn uống theo phong cách Địa Trung Hải
Tiến sĩ Edwina Raj khuyên bạn nên tuân theo phong cách ăn uống Địa Trung Hải, trong đó nhấn mạnh việc ăn đủ rau và trái cây hàng ngày với ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, kê, hạt diêm mạch, lúa mì nguyên cám, đậu lăng và đậu.
Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng có thể bổ sung cá và gà bỏ da thay cho các loại thịt đỏ (cừu, bò, lợn…).
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc thêm một ít các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, quả hồ trăn và các loại hạt có dầu như hạt chia, hạt hướng dương, hạt bí ngô cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.
|
|
Chuyên gia cho rằng phụ nữ nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ. Ảnh:Unsplash. |
Thực phẩm ít natri
Ngoài ra, nữ giới nên xem xét thực phẩm ít natri hoặc ít muối; kiểm tra nhãn thực phẩm khi đi mua sắm và cắt giảm natri thông qua nhiều nguồn khác nhau như thực phẩm ướp muối, thêm soda/muối Trung Quốc (bột ngọt) trong khi nấu ăn.
Bên cạnh đó, họ cần hạn chế ăn đu đủ, mứt, thạch, nước sốt, chất tạo vị và nước sốt cà chua. Việc hạn chế ăn chất béo chuyển hóa như đồ làm bánh cũng hữu ích. Họ nên kiểm tra từ chất béo chuyển hóa, chất béo hydro hóa trên nhãn thực phẩm và tránh chúng.
Nói “không” với thực phẩm tinh chế
Chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ hạn chế thêm đường, đường thốt nốt, đồ uống có đường, natri, thực phẩm chế biến cao, carbohydrate tinh chế như gạo trắng, tinh bột mì, chất béo bão hòa và thịt béo hoặc thịt chế biến sẵn trong khẩu phần.
Thay vào đó, họ nên ăn trái cây có chất làm ngọt tự nhiên. Ngoài ra, bổ sung sữa ít chất béo hoặc sữa thực vật hàng ngày giúp xương chắc khỏe.
Bữa ăn hàng ngày nên có các chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất, dầu cám gạo, dầu gừng, các loại hạt, hạt hướng dương, ô liu, bơ.
Thực phẩm giàu kali và các chất dinh dưỡng khác
Theo tiến sĩ Raj, thực phẩm giàu kali giúp điều chỉnh mức huyết áp và giữ cho cơ tim khỏe mạnh, bao gồm các loại rau lá xanh, trái cây, kê và các loại hạt vào chế độ ăn uống thường xuyên.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc duy trì đủ lượng vitamin B12, các vitamin B khác để động mạch, dây thần kinh khỏe mạnh. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người đều khác biệt và là duy nhất. Bác sĩ khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch cũng như bác sĩ dinh dưỡng để tìm kiếm lời khuyên cá nhân.
Thực phẩm và đồ uống tự làm
Dưới đây là một số khuyến nghị về bữa ăn mà chuyên gia đưa ra:
- Sốt rau kê với hạt bí và tương ớt
- Chả rau mầm và khoai lang hấp
- Sinh tố bơ, hạt chia và sữa đậu nành
- Bột hạnh nhân và rava dosa với cà chua, tương ớt mầm hạt cỏ cà ri
- Phết đậu xanh và hạt có dầu với dầu ô liu để làm bánh mì chapathi cuộn/phết bánh mì hoặc salad
- Salad và kê nướng với bánh quy phủ hạt lanh
- Đu đủ không đường & sinh tố chuối hạt chia dầu oliu
- Cá hầm rau chân vịt
- Gạo lứt, đậu lăng và hạt bisi bele bhath
- Cốt lết lá lốt
- Bánh kếp làm từ lúa mì, trứng và kê với rau củ hầm nước cốt dừa
- Sữa lắc củ dền, cà rốt, táo, dâu tây, bơ, quả óc chó và hạnh nhân
- Yến mạch dạng mảnh với sữa đông ít béo, hỗn hợp hạt có dầu, trái cây và hạt rang.
Theo zingnews