Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính không lây, điều trị suốt đời, vì vậy việc theo dõi điều trị là việc mà mỗi bệnh nhân cùng với chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần phải thực hiện liên tục, trong đó có việc theo dõi đường huyết tại nhà.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường đang điều trị với insulin cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đối với bệnh nhân không điều trị với insulin, kiểm tra đường huyết giúp ích rất nhiều trong việc quyết định phương pháp điều trị (ví dụ điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, thay đổi cường độ vận động thể dục thể thao, quản lý cách chăm sóc cơ thể,...) và liều lượng thuốc cần được sử dụng.
1. Mục đích của việc tự theo dõi đường huyết tại nhà
Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp chuyên gia chăm sóc sức khỏe thiết lập một kế hoạch điều trị đái tháo đường hợp lý cho mỗi bệnh nhân.
Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ chọn lựa những phương án phù hợp trong việc điều trị đái tháo đường hằng ngày, từ việc điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện hay việc sử dụng insulin và các loại thuốc khác.
Khi bệnh nhân tự theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân, bệnh nhân cùng với người thân sẽ có một kế hoạch điều chỉnh lối sống phù hợp để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết.
|
|
Bệnh nhân nên theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày. |
Giúp người bệnh nâng cao nhận biết về hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết nghiêm trọng. Với những triệu chứng gợi ý của tăng hay hạ đường huyết, khi có máy đo đường huyết trong tay, bệnh nhân sẽ biết chính xác chỉ số đường huyết hiện tại, phát hiện sớm biến chứng của tăng hoặc hạ đường huyết để điều trị kịp thời.
Tăng cường giáo dục cho bệnh nhân về tầm ảnh hưởng của lối sống và việc dùng thuốc tác động lên việc kiểm soát đường huyết giúp đường huyết ở mức ổn định hoặc gần về bình thường, giảm thiểu những nguy cơ tiến triển biến chứng bệnh đái tháo đường về sau.
2. Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, rửa tay thật sạch bằng xà phòng, lau khô bằng khăn sạch.
Bước 2: Lắp kim vào bút bấm, điều chỉnh mức phù hợp. Lấy gòn sạch lấy que thử trong lọ đựng gắn vào máy đọc đường huyết, chú ý đặt đúng đầu que thử vào máy.
Bước 3: Xoa, nặn ngón tay chuẩn bị lấy máu để đưa máu dồn vào đầu ngón. Dùng bút có kim đã chuẩn bị sẵn bấm máu vào đầu ngón tay.
Bước 4: Đưa đầu que thử chấm máu, đảm bảo đủ lượng máu để đọc, lưu ý không để vùng da vừa đo chạm vào bất cứ vật gì. Sau đó, dùng gạc bông để cầm máu đến khi ngừng chảy.
Bước 5: Đợi từ 5 đến 10 giây để hiện kết quả trên máy đọc, ghi nhận kết quả đọc được. Sau đó bao bọc kỹ kim, que thử, gòn,… để vứt bỏ không sử dụng lại.
|
|
Nên ăn theo tư vấn của bác sĩ tránh đường huyết lên cao hoặc hạ đường huyết. |
3. Ghi và lưu giữ kết quả kiểm tra đường huyết
Mức đường huyết khuyến cáo để chúng ta cần đạt tới:
- Đường huyết đói lúc sáng: 80-130 mg/dl.
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: <180>
- Trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/dl.
- Lúc 2-3h sáng: 100 – 120 mg/dl.
- Hạ đường huyết: <70>
- Tăng đường huyết: >180 mg/dl.
Công thức chuyển đổi đơn vị từ mg/dl sang mmol/l: lấy số ở đơn vị mg/dl chia cho 18 để ra số ở đơn vị mmol/l.
Sau mỗi lần kiểm tra đường huyết, cần ghi nhận vào trong một cuốn sổ để theo dõi, cùng trao đổi với bác sĩ vào lần đi tái khám để thay đổi chỉnh sửa lối sống, liều thuốc và thời gian đo đường huyết cần thiết.
Tóm lại: Việc theo dõi đường huyết liên tục có lợi ích to lớn đối với bệnh nhân đang sử dụng insulin tiêm nhiều mũi trong ngày, nhằm mục đích giảm hoặc duy trì mức HbA1c mục tiêu và phòng tránh hạ đường huyết trên bệnh nhân. Ngoài ra bệnh nhân điều trị bằng phương pháp khác cũng có thể sử dụng để đánh giá và điều chỉnh tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết của bản thân.
Phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết:
Bệnh nhân nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn muộn hoặc ăn quá ít;
Bệnh nhân cần uống thuốc, tiêm Insulin đúng chỉ dẫn của bác sĩ;
Nên mang theo carbohydrates mỗi khi uống rượu hay khi bệnh nhân tập thể dục vừa hoặc nặng như kẹo, bánh sandwich...;
Thường xuyên kiểm tra đường huyết và so sánh với bảng theo dõi đường huyết tại nhà.
|