leftcenterrightdel
 Ngô là một trong những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên cân nhắc hạn chế sử dụng. Ảnh: Kiều Vũ

 

Ngô

Trong 100g ngô đã luộc chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 77 calo, 5g chất xơ, 17g carbohydrate, 8g đường, 8g protein và nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, magie, kali, sắt, kẽm…

Chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) là chỉ số đánh giá tốc độ làm tăng đường trong máu của một thực phẩm sau khi ăn. Nếu thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55 là thấp có lợi cho sức khỏe, từ 55 đến 69 là trung bình và trên 69 là cao nên hạn chế. Trong đó, chỉ số GI của một bắp ngô đã luộc chín là 52 nên người bị đái tháo đường cần cân nhắc, không nên ăn nhiều ngô để tránh việc khó kiểm soát đường huyết.

Khoai tây

Giống như các loại thực phẩm chứa carbohydrate khác, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong khoai tây thành đường đơn để di chuyển vào máu, làm đường huyết tăng cao.

Là một thực phẩm giàu carbohydrate, nhưng lượng carbohydrate trong khoai tây lại không cố định mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp chế biến thức ăn. Ví dụ, 75-80g khoai tây sống sẽ có 11,8g carbohydrate, khoai tây luộc có 15,7g carbohydrate, khoai tây được chiên ngập dầu có 36,5 g carbohydrat.

Theo laodong