Có rất nhiều điều diễn ra bên trong cơ thể khi chúng ta ngủ. Vì khi ngủ, trí thức sẽ được củng cố, nhiều tổn thương bắt đầu chữa lành, hệ miễn dịch cũng như quá trình trao đổi chất được tăng cường. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thiếu ngủ, nhịp sinh học cơ thể bị đảo lộn có thể dẫn đến bệnh tật, trong đó có ung thư.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thói quen về giấc ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Những người làm ca đêm, ngủ ban ngày và thức vào ban đêm, ngủ dưới 7 tiếng một đêm hoặc bị thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

leftcenterrightdel
 Những người thường xuyên ngủ ngày, thức đêm trong 10 năm trở lên thì nguy cơ mắc ung thư sẽ đặc biệt cao

Trong một đánh giá công bố năm 2019, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho biết những người thường xuyên ngủ ngày, thức đêm trong 10 năm trở lên thì nguy cơ mắc ung thư sẽ đặc biệt cao.

Tất cả chúng ta đều có một đồng hồ sinh học bên trong cơ thể được gọi là nhịp sinh học hay chu kỳ sinh học. Đó là chiếc đồng hồ kéo dài 24 giờ quy định khi nào chúng ta cảm thấy buồn, ngủ, đói và tỉnh táo.

Nhịp sinh học cũng đóng vai trò với tâm trạng và sức khỏe tinh thần, quá trình trao đổi chất cũng như điều hòa lượng lượng cholesterol trong máu. Đồng hồ sinh học này được điều khiển bởi ánh sáng, tức là khi mặt trời mọc thì cơ thể chúng ta tự nhiên tỉnh táo và khi chờ tối sẽ buồn ngủ để chuẩn bị đi ngủ.

Với những người thường xuyên thức đêm, trật tự tự nhiên nhịp sinh học sẽ bị gián đoạn. Điều này có thể thay đổi cách hoạt động của một số hóa chất trong cơ thể, ví dụ như hoóc môn ngủ melatonin. Đây là loại hoóc môn được tiết ra từ tuyến tùng của não để phản ứng với bóng tối khi mặt trời lặn, nhờ đó kích thích tạo cảm giác buồn ngủ.

Tuy nhiên, một điều ít người biết là melatonin còn thực hiện một vai trò quan trọng khác là ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Khi nhịp sinh học của bạn bị gián đoạn, nồng độ melatonin trong cơ thể có thể bị giảm. Điều này khiến cơ thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn.

Một nguyên nhân khác khiến thiếu ngủ gián đoạn nhịp sinh học làm tăng nguy cơ ung thư là do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch yếu do giấc ngủ bị đảo lộn trong thời gian dài sẽ khiến rủi ro hình thành khối u ung thư cao hơn.

leftcenterrightdel
 Hệ miễn dịch yếu do giấc ngủ bị đảo lộn trong thời gian dài sẽ khiến rủi ro hình thành khối u ung thư cao hơn

Thức đêm ngủ ngày cũng có nghĩa là thiếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và do đó thiếu vitamin D. Một số bằng chứng khoa học đã tìm thấy mối liên kết giữa mức vitamin D thấp với nguy cơ ung thư.

Đối với những người buộc phải thức khuya, chẳng hạn người làm ca đêm, nếu không thể làm gì giấc ngủ đúng nhịp sinh học thì các chuyên gia khuyến cáo nên thiết lập một lối sống lành mạnh.

Trong đó, họ cần ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng, tập thể dục nhiều, bổ sung đủ vitamin D, hạn chế uống rượu bia, bỏ thuốc lá và duy trì cân nặng khỏe mạnh, theo Healthline.

Theo Thanh niên