Tuy nhiên, có một dấu hiệu ít biết là sự thay đổi trong dáng đi, theo tờ Times of India.
Những thay đổi trong dáng đi
Tiến sĩ Amit Javed, Trưởng khoa Khoa học phẫu thuật nâng cao & Phẫu thuật ung thư, Bệnh viện CK Birla (Ấn Độ), cho biết: Những thay đổi trong dáng đi có thể biểu hiện bằng thay đổi về độ dài sải chân, tốc độ đi, khả năng phối hợp hoặc tư thế trong khi đi hoặc chạy.
Theo Times of India, thay đổi trong dáng đi có thể bao gồm:
- Đi khập khiễng
- Đi cứng và giật
- Đi không nhịp nhàng
- Nhấc chân quá cao
- Hạ xương chậu sang một bên.
Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như vấn đề về cơ xương, rối loạn thần kinh, chấn thương hoặc các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Tại sao bệnh gan gây thay đổi dáng đi?
Nguyên nhân là do bệnh gan nhiễm mỡ nặng gây xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng góp phần làm thay đổi dáng đi. Những biến chứng này bao gồm:
Cổ trướng: Tình trạng này có thể xảy ra ở bệnh gan tiến triển. Tiến sĩ Javed cho biết, áp lực ổ bụng tăng lên do cổ trướng có thể ảnh hưởng đến tư thế và chuyển động, có khả năng dẫn đến những thay đổi trong dáng đi của người bệnh.
Mất cơ bắp: Bệnh gan mạn tính có thể dẫn đến teo cơ hoặc mất khối lượng cơ. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường của người bệnh và dẫn đến dáng đi bất thường.
Bệnh thần kinh: Theo tiến sĩ Javed, bệnh gan đôi khi có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, với tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như tê, ngứa ran hoặc yếu ở chân và bàn chân, ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và dáng đi.
Mệt mỏi và suy nhược: Bệnh gan có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược toàn thân, có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường. Rối loạn chức năng gan và viêm có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, góp phần làm yếu cơ và ảnh hưởng đến dáng đi.
Tiến sĩ Javed khuyên: Điều quan trọng cần lưu ý là sự thay đổi dáng đi có thể do nhiều yếu tố gây ra và cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân cơ bản và điều trị, kể cả bệnh gan, theo Times of India.
Theo Thanh niên