"Có một loạt các lợi ích khi ngủ trưa, bao gồm cải thiện sự tỉnh táo, năng suất làm việc, thậm chí cả tăng cường trí nhớ ngắn hạn. Ngoài ra, giấc ngủ ngắn hàng ngày cũng có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện hiệu suất công việc, điều chỉnh cảm xúc, củng cố hệ thống miễn dịch của bạn và giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch", tiến sĩ Rebecca Robbins, nhà khoa học về giấc ngủ tại Trường Y Harvard, đồng tác giả của Sleep for Success cho biết.
Tương tự như vậy, Olivia Arezzolo, huấn luyện viên giấc ngủ của người nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách lý giải về giấc ngủ "The Reasons You Are Not Sleeping" cũng cho rằng: Ngủ trưa loại bỏ beta-amyloid - một chất độc thần kinh liên quan đến mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Những lợi ích của giấc ngủ trưa mà các chuyên gia về sức khỏe đưa ra không hề sai, nhưng có một điều quan trọng ai cũng phải nắm được là: Ngủ trưa khoa học, nếu không sẽ có những tác dụng ngược lại.
Ngủ trưa không khoa học có thể dẫn đến những bệnh gì?
Ngủ trưa rất tốt nhưng nó cũng có thể dẫn đến những bệnh sau nếu không ngủ cho đúng.
1. Tăng nguy cơ bệnh tim mạch do ngủ gục vào tay trên bàn hoặc thường xuyên ngủ trưa quá lâu
Ngủ gục trên bàn, đầu gối trên cánh tay là tư thế ngủ trưa nguy hiểm nhất. Không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp, theo thời gian, thói quen này gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không khỏe rất dễ bị nhồi máu não đột ngột.
Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa quá lâu cũng không được các chuyên gia y tế khuyến khích. Theo cảnh báo của hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ trưa nhiều hơn 40 phút mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp (khoảng 13 - 19%). Việc ngủ trưa quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Ngủ trưa quá lâu làm tăng 30% nguy cơ tử vong và tăng 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Biến dạng cột sống nếu thường xuyên ngủ gục trên bàn hoặc nằm ngửa trên ghế sofa
Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C.
Ngoài ra, nó còn tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra. Từ đó gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.
Không chỉ ngủ gục trên bàn mới ảnh hưởng đến cột sống, thói quen nằm trên ghế sofa, đầu gối trên tay ghế cũng có tác hại không kém. Ghế sofa thường mềm, khi người nằm trên đó, độ cong sinh lý bình thường của đốt sống cổ, ngực và thắt lưng sẽ thay đổi, đặc biệt khi ngủ tựa đầu vào tay vịn của ghế sofa, đốt sống cổ bị giữ ở trạng thái quá mức.
Sofa cũng quá mềm, không gian nhỏ hẹp, người ngủ trên đó như bị "lún" vào bên trong, các khớp lệch của cột sống sẽ bị tăng độ lệch nặng hơn, lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống.
3. Tổn thương dây thần kinh cánh tay do dùng tay làm gối khi ngủ
Khi ngủ gục trên bàn, thường sẽ không có gối nên bạn sẽ gối tạm lên cánh tay. Ban đầu tư thế này có thể cho bạn sự dễ chịu, nhưng việc ngủ quá lâu ở tư thế này sẽ khiến các dây thần kinh ở khuỷu tay, cánh tay bị chèn ép, làm tổn thương. Ngoài ra, mạch máu bị đè nén khó lưu thông còn gây ta cảm giác tê cứng tay rất khó chịu.
4. Tăng cân do ngủ trưa quá dài
Nhiều người có xu hướng cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa nhưng lại không dám ngủ vì nghĩ rằng nếu ngủ trưa sau khi ăn sẽ tích tụ chất béo dẫn đến tăng cân, béo phì. Nhưng sự thật là cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ giữa tăng cân với giấc ngủ trưa.
Rujuta Diwekar, một chuyên gia khoa học về thể dục và dinh dưỡng nổi tiếng ở Ấn Độ, đã lên tiếng giải thích về hiểu lầm này như sau: Mọi người đang có sự nhầm lẫn việc ngủ trưa dẫn đến béo phì. Thực tế, một giấc ngủ trưa ngắn sau bữa trưa không phải là điều gì xấu.
Theo Diwekar, ngủ trưa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và được biết đến là tốt cho những người bị tăng huyết áp. Nó cải thiện sự cân bằng nội tiết tố và giúp quản lý bệnh tiểu đường, PCOD và tuyến giáp. Nó cũng tăng cường tiêu hóa, chữa chứng mất ngủ, cải thiện sự phục hồi sau khi tập luyện hoặc bệnh tật và gây giảm mỡ. Tuy nhiên, đó là khi chúng ta ngủ trưa khoa học. Còn trong trường hợp ngủ trưa kéo dài khiến cơ thể bị trì trệ, khiến lượng calo bị đốt cháy ít đi thì sẽ khiến mỡ tích tụ và có thể gây mập lên. Vậy nên, sau khi ăn, mọi người cần nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 15-30 phút rồi hãy ngủ trưa.
Làm thế nào để có một giấc ngủ trưa hiệu quả?
Theo Ben Greenfield, tác giả của cuốn sách "Beyond Training: Mastering Endurance, Health, and Life, naps may actually benefit your productivity levels by increasing alertness, creativity, recall, and memory in the second half of your day", một giấc ngủ trưa đúng giờ cũng có thể giúp bạn phục hồi sau một đêm thiếu ngủ.
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về cách tận dụng tối đa giấc ngủ trưa của bạn:
Không sử dụng đồng hồ báo thức trừ khi bạn phải làm vậy: Nếu bạn dành thời gian để phát triển thói quen ngủ trưa lành mạnh, cơ thể bạn sẽ tự nhiên thức dậy sau 20 đến 60 phút. Thêm vào đó, việc thức dậy với âm thanh báo thức của bạn sẽ giúp bạn tiêm adrenaline và cortisol căng thẳng ngay lập tức và bạn sẽ rất khó tự tỉnh táo.
Không uống cà phê trước khi ngủ trưa: Ngay cả khi có một lượng nhỏ caffeine trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu định dành thời gian để ngủ trưa, bạn cũng có thể tận dụng tối đa nó, có nghĩa là tránh caffeine!
Tránh căng thẳng trước khi ngủ trưa: Cố gắng lên lịch cho các hoạt động ít căng thẳng trực tiếp trước khi ngủ trưa. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể ngủ ngon hơn.
Đừng tập thể dục ngay trước khi ngủ trưa: Mặc dù giấc ngủ ngắn giúp phục hồi tập thể dục, chuyên gia Greenfield khuyên bạn nên hoàn thành bài tập của bạn ít nhất 45 phút trước khi bắt đầu giấc ngủ ngắn để có được kết quả tốt nhất.
Ăn trước khi ngủ trưa: Nếu bạn đói khi đi ngủ trưa, rất có thể bạn sẽ không ngủ ngon lắm, vì vậy hãy thử ngủ trưa ngay sau bữa trưa khoảng 30 phút.
XT (Nguồn: Theo Today, Indianexpress, Sciencealert)