Carbohydrate đơn giản

Theo một số nghiên cứu tại trường Harvard, thực phẩm chứa nhiều carbs đơn giản, như bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc có đường, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thèm nhiều đường hơn, đồng thời cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Đường chế biến

Đường tinh luyện có trong kẹo, bánh ngọt và đồ uống có đường khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm nhanh chóng. Những lần tăng, giảm đột ngột này sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học tại Hoa Kỳ đã chia sẻ, có mối liên hệ trực tiếp giữa việc hấp thụ nhiều đường bổ sung và chất lượng giấc ngủ kém, điều này càng làm tăng thêm tình trạng mệt mỏi cho bạn.

Quá tải caffeine

Một tách cà phê có thể giúp tăng cường năng lượng tạm thời. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine trong một ngày có thể dẫn đến suy giảm năng lượng, làm gián đoạn giấc ngủ và tạo ra chu kỳ phụ thuộc. Hạn chế tiêu thụ caffeine, đặc biệt là vào buổi chiều.

Bữa ăn nhiều chất béo

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy thực phẩm giàu chất béo hoặc chất béo bão hòa như đồ ăn nhanh và đồ chiên rán, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Bữa ăn nhiều dầu mỡ

Những bữa ăn nhiều dầu mỡ và calo có thể làm chệch hướng lưu lượng máu ra khỏi não và cơ bắp, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Điều này là do các bữa ăn nhiều dầu mỡ tiêu tốn rất nhiều năng lượng để tiêu hóa.

Quá nhiều muối

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể dẫn đến mất nước và bài tiết quá nhiều, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Theo laodong