Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?
Những trường hợp dễ bị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Nữ giới có khả năng bị bệnh cao hơn nam giới.
- Người lớn tuổi.
- Phụ nữ chưa từng sinh con.
- Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
Theo nghiên cứu cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị bệnh này. Bệnh thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trong số đó bệnh nhân nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ bị nhiều gấp 2 - 3 lần so với bệnh nhân nam.
Cơ chế viêm khớp dạng thấp gồm có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Viêm màng trên khớp khiến khớp bị sưng đau. Lúc này các tế bào miễn dịch đi đến vùng bị viêm, khiến lượng tế bào trong dịch khớp tăng lên.
Giai đoạn 2: Mô xương phát triển, chiếm lấy không gian trong khoang khớp và trên sụn, rồi phá hủy sụn khớp. Điều này dẫn đến các khớp bị thu nhỏ lại vì đã mất sụn, tuy nhiên ở giai đoạn này chưa xuất hiện dị dạng khớp.
Giai đoạn 3: Viêm khớp dạng thấp bắt đầu nặng hơn, xương dưới sụn lộ ra khiến người bệnh đau nhức, không vận động được, khớp cứng vào buổi sáng và dẫn đến các dị dạng như teo cơ hoặc các nốt sẩn.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Vào thời điểm này phần khớp bị tổn thương không còn viêm nữa mà hình thành nên mô xơ và xương chùng, khiến người bệnh không thể cử động được.
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Tuy không phải bệnh gây chết người nhưng nếu không điều trị kịp thời thì các sụn và đầu xương sẽ bị bào mòn rất khó hồi phục. Càng ngày sẽ càng nặng hơn, khiến cho khe khớp dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp (bàn tay bị vẹo, ngón tay, ngón chân bị teo cơ, co quắp) và mất khả năng vận động của khớp, dẫn tới tàn phế.
Nếu chậm trễ trong việc điều trị, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng viêm khớp dạng thấp như:
- Viêm mạch máu: Bệnh làm mạch máu giảm kích thước, cản trở sự lưu thông máu.
- Bệnh tim mạch: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh mắc thêm các bệnh lý tim mạch.
- Thần kinh tổn thương: Viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh khó giữ được thăng bằng, bị đau cổ, đây là những dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh đang gặp vấn đề.
- Biến chứng về phổi: Viêm đa khớp dạng thấp làm gia tăng khả năng bị sẹo phổi, làm nghẽn đường dẫn khí nhỏ, huyết áp tăng, viêm lớp niêm mạc phổi.
- Mắt và miệng bị khô: Bệnh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Sjogren – hội chứng làm giảm độ ẩm ở mắt và miệng.
Khi có những triệu chứng bất thường ở các khớp, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát, chụp X-quang và làm một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết quả sớm nhất.
Triệu chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
– Cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ.
– Vị trí viêm tại các khớp nhỏ: Khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân, ngón chân, có tính chất đối xứng.
– Đau có tính chất di chuyển, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi.
– Có thể có hạt dưới da có tính chất: Không đau, không di chuyển, không vỡ. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
Tóm lại: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính, với nhiều mức độ tổn thương khác nhau, hơn nữa nguyên nhân gây bệnh cũng chưa rõ ràng. Do vậy, viêm khớp dạng thấp hiện chưa thể chữa dứt điểm hoàn toàn, mà chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng. Trường hợp viêm đa khớp dạng thấp quá nặng hoặc sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp được xem xét.
Để ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp, cần lưu ý một số điều sau:
- Giữ đúng tư thế như không đứng hoặc ngồi quá lâu, giữ thẳng lưng.
- Không thực hiện những hành động gây hại đến khớp như bẻ khớp ngón tay…
- Không nên cử động cổ tay, vì sẽ khiến cho bàn tay bị lệch qua một bên.
- Thường xuyên massage các khớp.
- Rèn luyện cơ thể, duy trì cân nặng ổn định.
- Ngoài ra, cần ăn uống đủ chất (canxi, vitamin D), hạn chế bia rượu, thuốc lá và tránh căng thẳng, luyện tập quá mức.
|