leftcenterrightdel
Nước dưa chua có thể làm giảm chứng trào ngược axit. Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Nước dưa chua là chất lỏng bị bỏ lại trong lọ dưa muối. Nước này được làm từ giấm, nước, muối và nhiều loại gia vị khác nhau, thường có thêm thì là hoặc tỏi để tăng thêm hương vị.

Quá trình ngâm bao gồm lên men rau củ trong dung dịch có tính axit, tạo ra một chất lỏng có vị chua. Ngoài hương vị, nước dưa chua còn chứa chất điện giải, có lợi cho việc cung cấp nước và giấm giúp giảm tình trạng chứng trào ngược axit.

Ngoài ra, nước dưa chua có thể giúp hỗ trợ hệ thần kinh, đóng vai trò trong chuyển động cơ trơn trong đường tiêu hóa. Theo một nghiên cứu của Tạp chí huấn luyện thể thao, nước dưa chua có thể hỗ trợ bổ sung chất điện giải, đặc biệt có lợi nếu trào ngược axit đi kèm với tình trạng mất nước do nôn mửa hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.

Nước dưa chua có tác dụng gì đối với chứng trào ngược axit?

Thúc đẩy sản xuất enzyme tiêu hóa: Giấm trong nước dưa chua kích thích dạ dày sản xuất enzyme tiêu hóa. Các enzyme này hỗ trợ phân hủy thức ăn, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, có thể giúp giảm khả năng axit trào ngược vào thực quản.

Tăng độ axit trong dạ dày: Khi nồng độ axit dạ dày thấp, cơ thể có thể sản xuất ra khí dư thừa hoặc để thức ăn ở lại dạ dày lâu hơn, khiến axit trào ngược trở lại thực quản. Uống nước dưa chua có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm trào ngược.

Làm dịu thực quản: Chất lỏng mặn chứa chất điện giải, chẳng hạn như natri, kali và canxi, giúp làm dịu cơn co thắt cơ ở thực quản. Điều này có thể giúp làm giảm chứng ợ nóng và làm dịu cảm giác nóng rát liên quan đến trào ngược axit.

Rủi ro và cân nhắc

Nước dưa chua có thể không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hoặc các vấn đề về thận do hàm lượng natri cao.

Theo laodong