Ung thư đường mật trong gan là bệnh khó chữa, tỉ lệ tử vong cao
Ung thư đường mật trong gan (ICC) là loại ung thư nguyên phát phổ biến đứng thứ 2, gây tử vong ở đa số bệnh nhân. Bệnh chiếm 20% các khối u ác tính về gan và 3% các khối u ác tính đường tiêu hóa. Tỷ lệ sống sót toàn bộ 5 năm (OS) chỉ 9%. Điều đáng nói là tỷ lệ xuất hiện đã tăng hơn 140% trong 40 năm qua. Tỉ lệ mắc ung thư đường mật trong gan cao nhất ở các nước Đông Nam Á.
Hiện nay cách chữa duy nhất cho ung thư đường mật trong gan là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên chỉ 20% -30% bệnh nhân đủ điều kiện điều trị bằng phương pháp này. Sau khi cắt bỏ, thời gian sống thêm trung bình là 53 tháng đã được báo cáo khi giải trình tự với capecitabine bổ trợ.
Đối với 70% -80% bệnh nhân không thể cắt bỏ tại chỗ hoặc có di căn xa, liệu pháp toàn thân có thể làm chậm tiến triển, nhưng thời gian sống sót vẫn giới hạn trong khoảng 1 năm.
Trong thập kỷ qua, hóa trị liệu 2 thuốc với gemcitabine (Gem) và cisplatin (Cis) được coi là phác đồ đầu tay hiệu quả nhất. Các chiến lược điều trị kết hợp liệu pháp toàn thân với các liệu pháp điều trị bằng phóng xạ hoặc truyền động mạch gan cũng đã được phát triển. Các liệu pháp phân tử, bao gồm các liệu pháp nhắm mục tiêu vào thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi và isocitrate dehydrogenase, gần đây đã nhận được sự chấp thuận FDA giới hạn ở một số bệnh nhân.
Phác đồ bộ 3 tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân ung thư đường mật
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm cách mở rộng chỉ định cho liệu pháp miễn dịch. Kết quả cho thấy việc kết hợp durvalumab với liệu pháp gây độc tế bào tiêu chuẩn giúp cải thiện khả năng sống sót ở bệnh nhân ung thư đường mật trong gan. Hơn nữa, các phác đồ bộ 3 khác nhau và liệu pháp miễn dịch có thể tăng khả năng sống sót ở những bệnh nhân mắc các dạng ung thư không thể cắt bỏ.
Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là TS. Dimitrios Moris (Hiệp hội ung thư Mỹ) cho biết: Đối với những bệnh nhân bị ung thư đường mật trong gan có thể điều trị bằng phương pháp cắt bỏ, thì tiêu chuẩn là phẫu thuật cắt bỏ khối u gan, nạo vét hạch, sau đó là điều trị với capecitabine bổ trợ.
Nhưng trong số những bệnh nhân bị ung thư đường mật trong gan tiến triển không thể cắt được, liệu pháp gây độc tế bào gemcitabine và cisplatin là phương pháp điều trị đầu tay tiêu chuẩn. Trong các thử nghiệm trước đây, hiệu quả của phác đồ với gemcitabine/cisplatin đã cho thấy các kết quả khác nhau.
Trong một thử nghiệm giai đoạn 2, các nhà nghiên cứu đã thêm nab-paclitaxel vào gemcitabine/cisplatin. Kết quả đầy hứa hẹn: Tỉ lệ sống sót toàn bộ 5 năm trung bình tăng lên 19,2 tháng ở 44% bệnh nhân nhóm ung thư đường mật trong gan. Thử nghiệm cho thấy "kết quả tốt hơn đáng kể" so với phác đồ truyền thống 2 thuốc.
Một thử nghiệm với durvalumab cũng cho kết quả tiềm năng trong cải thiện hiệu quả điều trị ung thư đường mật trong gan và tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Durvalumab được nghiên cứu trong thử nghiệm TOPAZ-1, giai đoạn 3, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược. Bệnh nhân dùng gemcitabine/cisplatin với durvalumab có tỉ lệ sống sót cao hơn so với bệnh nhân dùng gemcitabine/cisplatin tiêu chuẩn. 25% bệnh nhân còn sống sau 2 năm và chưa thấy các phản ứng độc hại lâu dài với liệu pháp gây độc tế bào.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng: Những bệnh nhân mắc ung thư đường mật trong gan không thể cắt bỏ có thể dùng liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch sẽ mang lại kết quả đáng khích lệ.
Theo suckhoedoisong.vn