Người lớn tuổi thường ngồi từ 65 - 80% thời gian và ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và tiểu đường.
Các quan chức của hệ thống bệnh viện Kaiser Permanente (Mỹ) cho biết họ đã tạo ra một chương trình để xem ngồi ít hơn có giúp người lớn tuổi giảm huyết áp hay không.
Nghiên cứu bao gồm 283 người từ 60 đến 89 tuổi bị thừa cân tham gia.
|
|
Những người giảm thời gian ngồi khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg |
Những người tham gia được chia thành 2 nhóm: Một nhóm được yêu cầu giảm thời gian ngồi hằng ngày. Nhóm thứ 2 làm đối chứng, không thay đổi thời gian ngồi hay hoạt động hằng ngày.
Kết quả đã phát hiện những người giảm thời gian ngồi khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg, theo chuyên trang y tế Medical News Today.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mức giảm này tương đương với mức giảm 4 mmHg khi tăng cường hoạt động thể chất, trong khi giảm cân cũng chỉ giảm được 3 mmHg.
Theo các tác giả nghiên cứu, việc giảm thời gian ngồi có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tiến sĩ Jennifer Wong, bác sĩ tim mạch, Trưởng Khoa Tim mạch Không xâm lấn tại Viện Tim và Mạch máu MemorialCare Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ), coi mức giảm 3,5% là "một thành tựu to lớn".
|
|
Người lớn tuổi thường ngồi từ 65 - 80% thời gian và ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và tiểu đường |
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng mỗi chút đều giúp ích. Nếu mục tiêu quá cao - như đi bộ 150 phút mỗi tuần, mọi người sẽ không có động lực để tiếp tục. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ và không nhất thiết phải tập luyện vất vả. Chỉ cần đứng lên đi lại đã có thể cải thiện rất lớn đến sức khỏe.
Tiến sĩ Wong nói thêm: Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào những người lớn tuổi, thừa cân, nhưng phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả mọi người.
Cách giảm thời gian ngồi
Các bác sĩ bệnh viện Kaiser chia sẻ: Nghiên cứu này cho thấy bạn có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển. Hoạt động nào cũng đều tốt miễn là bạn đứng dậy và vận động.
Có thể cài đặt giờ trên điện thoại để đứng lên và đi lại sau mỗi 30 phút hoặc 60 phút ngồi, theo Medical News Today.
Theo Thanh niên