Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức độ độc tính cao trong túi nhựa có thể phân hủy, mức độ độc hại này tăng lên khi quá trình phân hủy quang học (sự biến đổi của vật liệu nhựa bởi tia cực tím)
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức độ độc tính cao trong túi nhựa có thể phân hủy

Các nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đã phân tích 3 loại túi - túi có thể phân hủy được làm từ tinh bột thực vật, túi nhựa tái chế và túi nhựa thông thường.

Để bắt đầu nghiên cứu, họ phơi 3 loại túi này dưới ánh sáng mặt trời để làm chúng phân hủy, sau đó cho chúng tiếp xúc với tế bào cá. Sau đó, các nhà khoa học ủ chúng và kiểm tra độc tính.

Kết quả, trong 3 loại túi được ủ thì loại túi phân hủy sinh học có mức độ độc tính cao và gây hại cho tế bào cá.

Cinta Porte, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Hazardous Materials, cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi các tế bào tiếp xúc với túi nhựa thông thường không có dấu vết độc tính. Nhưng độc tính này lại thấy ở những túi phân hủy sinh học khi nhận thấy nó làm giảm khả năng sống sót của tế bào".

Theo giả thuyết của CSIC, thì các nhà sản xuất thêm chất phụ gia hóa học để tạo ra túi phân hủy sinh học có thể gây thêm tính độc hại. "Ngoài ra, túi nhựa tái chế cũng cho thấy mức độ độc hại cao hơn so với túi thông thường, vì chất phụ gia nhựa cũng sẽ được thêm vào để tái sử dụng" - ông Cinta Porte nói thêm.

Nghiên cứu cho thấy chất độc từ túi nhựa phân hủy sinh học có thể dẫn đến sự tích tụ các chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Túi có thể phân hủy có xu hướng được quảng cáo là 'thân thiện với môi trường' với các khẩu hiệu như 'cứu hành tinh' - nhưng thông tin xanh của chúng có thể bị cường điệu hóa
Túi có thể phân hủy được quảng cáo là thân thiện với môi trường, cứu hành tinh nhưng"quảng cáo xanh" của chúng có thể bị cường điệu hóa

Amparo Lopez Rubio, đồng tác giả, cho biết: "Độc tính có thể xuất phát từ cả các chất phụ gia được sử dụng trong quá trình chế biến và từ các mảnh nhựa phân hủy sinh học được tạo ra trong quá trình ủ phân. Cần phải điều tra kỹ lưỡng sự di chuyển và độc tính sinh thái của những vật liệu mới này và thiết lập một khung pháp lý tốt, dựa trên bằng chứng khoa học, để đảm bảo sự an toàn trước khi chúng được đưa ra thị trường".

Tiantian Wang, tác giả cùng tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Mặc dù mỗi nhà sản xuất có thể thêm các chất phụ gia khác nhau vào sản phẩm của họ, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các túi phân hủy sinh học đều có mức độc tính tương tự nhau".

Năm 2022, các nhà nghiên cứu ở Manchester (Anh) đã báo cáo rằng túi nhựa có thể phân hủy có tác động làm nóng lên toàn cầu gần gấp đôi so với nhựa truyền thống và gấp 4 lần so với giấy.

Theo phụ nữ TPHCM