Theo thống kê, tỷ lệ phình mạch não trung bình khoảng 5% dân số. Phình mạch não có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, vỡ phình mạch thường gặp nhất ở lứa tuổi 50-60. Nữ có tỷ lệ cao hơn nam giới.
1. Tổng quan phình mạch máu não
Phình mạch não là sự giãn khu trú dạng hình túi hoặc hình thoi của mạch não, phát sinh từ một điểm yếu của thành mạch. Theo nghiên cứu có khoảng 1.5 tới 5% dân số có phình mạch não, tương đương khoảng 2 tới 5 triệu người Việt Nam có phình mạch não, nhưng hầu hết không có biểu hiệu triệu chứng. Khoảng 0.5 tới 3% số người phình mạch có biểu hiện chảy máu não.
2. Phình mạch máu não và nguy cơ đột quỵ
Phình mạch não là sự phình ra hay phồng lên của một phần thành mạch máu não tại điểm thành mạch máu bị yếu. Tại nơi túi phình hình thành thì thành mạch máu trở nên mỏng hơn và yếu hơn. Vì thành mạch quá mỏng nên dễ vỡ, máu tràn vào khoang ở xung quanh não, gọi là khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết khoang dưới nhện.
Điều này cho thấy đột quỵ vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi và nguyên nhân sâu xa là do biến chứng phình mạch máu não. Điều đáng nói ở đây là hầu hết người bệnh không thể nhận ra sự hiện diện của nó cho đến khi tai biến mạch máu não xuất hiện, bệnh chỉ có thể phát hiện sớm bằng chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính.
Máu có thể tràn vào hệ thống dịch não tủy hoặc vào nhu mô não gây nên tụ máu trong não. Điều này có thể gây kích ứng, tổn thương hoặc phá hủy các tế bào não lân cận. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng xuất huyết có thể gây tổn thương não, liệt, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Phình mạch máu não thường được phát hiện khi mạch máu đã bị vỡ, gây chảy máu não, hoặc chảy máu gần não. Khi mạch máu não bị vỡ sẽ gây ra não bị hủy hoại hoặc tử vong. Do vậy, bệnh nhân khi bị phình mạch máu não cần phải tiến hành phẫu thuật, nhằm ngăn chặn khả năng vỡ mạch máu não.
Rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu từ nhiều tuần đến vài tháng trước khi đoạn mạch máu bị phình vỡ ra
3.Nguyên nhân phình mạch máu não
Hiện nguyên nhân, cơ chế chính xác gây nên túi phình động mạch vẫn chưa được xác định. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng là do khiếm khuyết bẩm sinh ở thành mạch. Hiện các nghiên cứu thấy rằng sự hình thành túi phình là một quá trình thoái hóa với nhiều yếu tố cấu thành, như:
- Tuổi: Tỷ lệ cao hơn khi độ tuổi tăng lên
- Hút thuốc lá: Đây là một yếu tố nguy cơ rất cao
- Xơ vữa mạch máu: Làm suy thành mạch
- Tăng huyết áp
- Uống nhiều rượu
- Xử dụng chất kích thích (ma túy)
- Đã bị chấn thương hoặc tổn thương mạch máu
- Biến chứng từ một số loại bệnh nhiễm trùng máu
4. Biểu hiện của phình mạch máu não
Những người bị chứng phình mạch máu não hầu hết đều không gặp bất kỳ triệu chứng nào trước khi bệnh bắt đầu khởi phát. Nhưng với những túi phình lớn có thể gây đau đầu kéo dài, hoặc đau khu trú tại vùng có túi phình. Nếu túi phình nằm cạnh những cấu trúc thần kinh quan trọng có thể gây các triệu chứng như mờ mắt, liệu hoặc yếu nửa người, giảm trí nhớ hoặc khả năng nói, hiếm gặp có thể gây động kinh.
- Khi túi phình vỡ gây ra các triệu chứng đột ngột:
- Người bệnh đau đầu dữ dội
- Người bệnh có biểu hiện nôn, buồn nôn
- Yếu liệt, suy giảm ý thức hoặc hôn mê.
- Khó nói
- Co giật.
5. Hậu quả của phình mạch não
Khoảng 30 đến 40% số người bị vỡ túi phình mạch tử vong (cả được điều trị và không). Khoảng 20 đến 35% để lại di chứng trong số những người được điều trị thành công.
Khoảng 15 đến 20% số người có co thắt mạch não, dẫn tới thiếu máu não. Tim và phổi có thể hoạt động không bình thường dẫn tới rối loạn chung của toàn cơ thể.
6. Chẩn đoán phình mạch máu não
Khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra để có kết quả chính xác hơn, cụ thể:
Chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp mạch máu não , Chụp cắt lớp vi tính (quét CT/CAT), Chụp mạch cộng hưởng từ ,…sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện các đoạn phình mạch máu quan trọng điển hình trong não.
Dựa vào các phương tiện chẩn đoán trên, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể xác định được vị trí, kích thước, hình dạng túi phình, từ đó lên phương án điều trị.
7. Khi nào thì cần phải điều trị khẩn cấp?
Không giống như các bệnh lý thường gặp khác, phình mạch máu não tùy thuộc vào vị trí đoạn mạch và các rủi ro của đoạn mạch phình gây ra cho từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án theo dõi và điều trị thích hợp.
Có những đoạn phình mạch máu rất nhỏ vài mm nhưng có thể vỡ hoặc nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Thông thường nếu đoạn mạch máu phình phát triển đến 10mm khi được phát hiện bệnh thì bệnh nhân sẽ được điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, biện pháp tối ưu vẫn là phát hiện sớm và được điều trị tránh tình trạng phình bị vỡ dẫn đến nghiêm trọng.
Có nhiều phương pháp điều trị trong đó phẫu thuật kẹp túi phình hoặc can thiệp nội mạch, hay đặt coil (dây xoắn). Điều lưu ý rằng, phẫu thuật kẹp túi phình hoặc can thiệp nội mạch đặt coil là để ngăn chặn xuất huyết lần thứ hai. Các tổn thương do lần đầu xuất huyết vẫn không khắc phục được. Và bệnh nhân vẫn tiếp tục được điều trị nội khoa để hồi phục các thương tổn và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh sau này.
Tóm lại: Phình động mạch não rất hay gặp, vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ như:
Nhức đầu và phía sau đầu, phía trên mắt,… hoặc có dấu hiệu đau đầu kéo dài, cần nên đến cơ sở y tế uy tín có trang bị để được thăm khám, chẩn đoán xác định liệu bạn có phải đang mắc bệnh phình mạch máu não hay không.Để từ đó được điều trị đúng tránh gây nguy hại đến sức khỏe.
Não là một cơ quan quan trọng và đóng vai trò chủ yếu trong hệ điều hành hệ thần kinh ngoại vi của cơ thể. Mọi hoạt động của hệ tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa, hô hấp,... đều phải thông qua sự điều khiển của não bộ. Vậy nên khi các mạch máu nuôi dưỡng não mắc bệnh lý sẽ kéo theo sự ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sống.
Đối với bệnh phình mạch máu não, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, túi phình có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt trong não gây nguy hiểm tới tính mạng cho người bệnh.
Bên cạnh đó, phình mạch máu não cũng sẽ gây nên nhiều biến chứng không hề nhẹ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe:
Túi phình chèn ép gây cản trở sự lưu thông dịch não tủy và lưu thông tuần hoàn não. Vì thế có thể gây nên tình trạng thiếu máu não cục bộ và các tai biến mạch máu não như nhồi máu não.
|
Theo suckhoedoisong.vn