'Phòng thân' ra sao khi Việt Nam vào giai đoạn dân số già?
Cập nhật lúc 16:52, Thứ hai, 11/11/2019 (GMT+7)
Trước khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già, người dân có thể chuẩn bị gì để 'phòng thân'? Có cách nào để nông dân, ngư dân, người làm nghề tự do... được lãnh lương hưu hàng tháng khi về già?
Người dân làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM chiều - Ảnh tư liệu: QUANG ĐỊNH
Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang được xếp vào nhóm nhanh nhất thế giới, giai đoạn dân số vàng còn kéo dài đến khoảng 2037-2038. Người Việt lo chưa giàu đã già.
Trong khi đó theo thống kê của cơ quan bảo hiểm, hiện mới có trên 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, dù quy định hiện hành đã quy định rõ về trách nhiệm bảo hiểm với người lao động có hợp đồng làm việc từ 1 tháng, 3 tháng trở lên, và có chính sách hỗ trợ mức phí cho một số nhóm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tỉ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng rất thấp.
Không có bảo hiểm xã hội, sẽ không có lương hưu khi về già, "lưới an sinh xã hội" sẽ không bao phủ được tới và đời sống người già không có lương hưu có thể sẽ khó khăn.
Những ai cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Người lao động tự do, nông dân, ngư dân... có thể tham gia với mức phí như thế nào để có thu nhập hàng tháng khi về già? Chính sách đầu tư và giữ vốn của người gửi thực hiện ra sao?...
Để giải đáp các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp báo Tuổi Trẻ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến "Tuổi già an nhiên cùng bảo hiểm xã hội tự nguyện", với sự tham gia của các khách mời:
- Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó trưởng Ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bà Đinh Mai Hạnh, Phó trưởng Ban Thu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo tuoitre