Từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022 đã phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) có chỉ định nhập viện, số mắc có xu hướng tăng từ tháng 8 năm 2022 đến nay. Đã ghi nhận 9 trường hợp tử vong, tăng 2 ca so với số liệu được báo cáo gần đây.

Adenovirus gây ra các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp trên và dưới, đường tiêu hóa và kết mạc. Hơn 80% trường hợp nhiễm adenovirus xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi do thiếu miễn dịch, sức đề kháng hô hấp kém. Mặc dù nhiễm adenovirus có thể tự khỏi, tuy nhiên nhiễm trùng nặng có thể xảy ra ở những người bệnh bị suy giảm khả năng miễn dịch với nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Các đợt bùng phát viêm phổi do adenovirus ở những người không đủ khả năng miễn dịch đã được báo cáo trên đối tượng trẻ em.

Phòng tránh viêm phổi nặng ở trẻ do bội nhiễm vi khuẩn sau mắc Adenovirus - Ảnh 1.

Phân biệt cảm cúm thông thường và Adenovirus

Nguyên nhân gây cảm cúm thông thường là do virus Influenza, lây nhiễm trực tiếp hoặc từ người bệnh lây sang. Virus cúm Influenza ở người được chia làm 3 chủng là A, B, C, trong đó, virus cúm A và B là 2 loại thường gặp nhất.

Trong khi đó, Adenovirus bản chất vẫn là một loại virus. Thế nên các triệu chứng khởi phát ban đầu tương đối giống nhau. Trẻ có thể biểu hiện như là sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, ho, có biểu hiện viêm thanh quản, khàn giọng, khản tiếng hoặc biểu hiện về rối loạn đường tiêu hóa (nôn, đại tiện phân lỏng, loãng) tùy vào từng loại virus.

Điểm khác biệt là Adenovirus ngoài gây ra những tổn thương trên đường hô hấp còn có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt, các bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm não màng não, viêm bàng quang...

Tuy nhiên, cho dù là nhiễm loại virus nào: cúm A, cúm B hay adenovirus…trẻ đều có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Nguyên nhân được cho là do virus có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp

Tại sao trẻ nhiễm virus cúm hay Adenovirus dễ bội nhiễm vi khuẩn

Bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn khi đang bị bệnh do virus như Adenovirus hay virus cúm... Khi nhiễm virus, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu, cùng với đó là sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp do virus gây ra, rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, làm nặng thêm tình trạng nhiễm virus ở trẻ.

Tình trạng viêm phổi là một trong những bệnh lý có thể tiến triển nặng do bội nhiễm vi khuẩn sau khi trẻ bị bệnh do virus. Vì vậy, cần có các giải pháp kịp thời và hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Một trong những biện pháp để hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn chính là tăng cường sức đề kháng hô hấp của trẻ. Sức đề kháng hô hấp của trẻ có thể được tăng cường bằng cách cho trẻ tiêm các loại vaccine theo lịch tiêm chủng quốc gia hoặc "vaccine đường uống" chứa thành phần ly giải vi khuẩn 

Ly giải vi khuẩn – giải pháp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp cho trẻ

Phòng tránh viêm phổi nặng ở trẻ do bội nhiễm vi khuẩn sau mắc Adenovirus - Ảnh 2.

Ly giải vi khuẩn đã được giới thiệu vào những năm 1970 và được công nhận trên thế giới như là "vaccine đường uống", liệu pháp miễn dịch cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi hỗn hợp chiết xuất có nguồn gốc từ các mầm bệnh được bất hoạt là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng ly giải vi khuẩn giúp kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sản sinh ra kháng thể và ghi nhớ vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi lần nữa tiếp xúc với các vi khuẩn này, cơ thể có thể nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.

Hiện nay, ly giải vi khuẩn được sử dụng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cơ thể, từ đó phòng ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh và cúm thông thường. Đặc biệt, nó có công dụng trên viêm phế quản cấp và mạn tính, đau thắt ngực, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Ly giải vi khuẩn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ, đặc biệt là đường hô hấp. Điều này cũng góp phần giảm nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn gây ra.

GS Imunostim Junior – Hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp cho trẻ

Hiện nay, trên thị trường đã có một số sản phẩm cập nhật xu hướng này và sử dụng thành phần ly giải vi khuẩn như là một giải pháp để hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, trong đó có TPBVSK GS Imunostim Junior.  Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả thông qua nghiên cứu lâm sàng.

Nghiên cứu tiến hành tại Séc cho thấy, việc bổ sung chế phẩm TPBVSK GS Imunostim với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C cho thấy tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm.

TPBVSK GS Imunostim Junior có dạng viên ngậm tiện lợi, tác dụng tại chỗ, có hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C phù hợp với trẻ nhỏ. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản, nên được sử dụng sớm trước khi giao mùa hay các thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp như khi trẻ quay trở lại trường học, đặc biệt với trẻ có sức đề kháng hô hấp kém.

Theo suckhoedoisong.vn