1. Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn, cũng như trước khi ăn. Rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm và chạm vào vật nuôi.

Rửa thớt, bát đĩa, dụng cụ và mặt bàn bằng dung dịch rửa bát chén sau khi chuẩn bị từng món ăn.

2. Tách thịt sống khỏi các thực phẩm khác: Để riêng thịt sống, thịt gà và các loại thịt gia cầm, hải sản và trứng với các loại thực phẩm khác khi đi chợ và khi bảo quản trong tủ lạnh.

Quy tắc 2 giờ để ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm - Ảnh 1.

Shutterstock

 

Để riêng thịt sống, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản và trứng khỏi các loại thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn, chẳng hạn như trái cây, rau xà lách, salad nguội, bánh mì...

Sử dụng riêng thớt, đĩa, hoặc dao cho thịt sống, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản…; thớt, đĩa dao riêng cho nông sản, bánh mì và các loại thực phẩm không cần nấu chín khác (ảnh).

3. Nấu thực phẩm an toàn về nhiệt độ và thời gian: Cần lưu ý để đảm bảo thực phẩm được nấu ở nhiệt độ đủ nóng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh (có thể dùng nhiệt kế thực phẩm để nhận biết).

Với thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng hay nồi chiên không dầu, cần thực hiện theo các hướng dẫn thời gian, nhiệt độ của nhà sản xuất. Đặc biệt lưu ý, luôn theo các hướng dẫn chế biến thức ăn và chỉ dẫn về thời gian chờ, đó là khoảng thời gian bảo quản thực phẩm an toàn sau khi chế biến.

4. Quy tắc 2 giờ: Một số thực phẩm sẽ nhanh chóng trở nên không an toàn nếu không được làm lạnh hoặc đông lạnh, chẳng hạn như thịt, thịt gà và các loại gia cầm khác, hải sản, sữa, trái cây gọt sẵn, rau và đồ ăn thừa đã nấu chín.

Loại bỏ thực phẩm dễ hỏng đã để bên ngoài quá 2 giờ và 1 giờ đối với thực phẩm để ngoài trời nóng, chẳng hạn như thức ăn bày ngoài trời phục vụ trong buổi dã ngoại hoặc đoàn tụ gia đình.

Theo Thanh niên