Sàn chậu là nhóm cơ và dây chằng ở vùng xương chậu. Sàn chậu hoạt động giống như một chiếc địu để hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan trong khung chậu, bao gồm bàng quang, trực tràng và tử cung hoặc tuyến tiền liệt. Việc co lại và thư giãn các cơ này cho phép kiểm soát việc đi tiêu, đi tiểu và trong việc quan hệ tình dục.
Rối loạn chức năng sàn chậu có thể gặp khó khăn khi đi tiêu. Nếu không được điều trị, rối loạn chức năng sàn chậu có thể dẫn đến khó chịu, tổn thương đại tràng lâu dài hoặc nhiễm trùng.
1. Các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu
Có một số triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng sàn chậu. Nếu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chức năng sàn chậu, có thể gặp các triệu chứng bao gồm các vấn đề về tiết niệu, chẳng hạn như són tiểu hoặc đi tiểu đau, táo bón hoặc căng ruột, đau lưng dưới, đau ở vùng chậu, bộ phận sinh dục hoặc trực tràng, khó chịu khi quan hệ tình dục đối với phụ nữ, áp lực ở vùng chậu hoặc trực tràng, co thắt cơ trong xương chậu.
2. Nguyên nhân rối loạn chức năng sàn chậu
Trong khi nguyên nhân chính xác vẫn đang được nghiên cứu, các bác sĩ có thể liên kết rối loạn chức năng sàn chậu với các tình trạng hoặc sự kiện làm suy yếu cơ vùng chậu hoặc làm rách mô liên kết như mang thai, đặc biệt nếu tăng cân quá mức, đái tháo đường thai kỳ, sinh con, sinh con to, đẻ nhiều lần, sang chấn trong sinh đẻ, chấn thương vùng chậu, béo phì, phẫu thuật xương chậu, mãn kinh làm giảm nội tiết dẫn đến suy yếu hệ thống cơ, dây chằng, tổn thương thần kinh.
3. Chẩn đoán rối loạn chức năng sàn chậu
Không nên tự chẩn đoán các triệu chứng mà cần đi khám để được chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và quan sát các triệu chứng bệnh. Sau khi tư vấn ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá thể chất để kiểm tra tình trạng co thắt hoặc thắt nút cơ và kiểm tra tình trạng yếu cơ.
Để kiểm tra khả năng kiểm soát cơ vùng chậu và các cơn co thắt cơ vùng chậu, bác sĩ có thể tiến hành khám bên trong bằng cách đặt máy đo tầng sinh môn - một thiết bị cảm ứng nhỏ - vào trực tràng hoặc âm đạo của phụ nữ.
Một lựa chọn ít xâm lấn hơn là đặt các điện cực lên đáy chậu, khu vực giữa bìu và hậu môn hoặc âm đạo và hậu môn, để xác định xem bạn có thể co và giãn cơ vùng chậu hay không.
4. Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu
Các bài tập kegel hay yoga là một trong những phương pháp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu tại nhà.
Mục tiêu để điều trị rối loạn chức năng sàn chậu là thư giãn các cơ sàn chậu để giúp đi tiêu dễ dàng hơn và kiểm soát tốt hơn.
Các bài tập Kegel, hoặc các kỹ thuật tương tự đòi hỏi bạn phải co cơ, sẽ không giúp ích cho tình trạng này. Mặc dù phẫu thuật là một lựa chọn, nhưng có những lựa chọn điều trị ít xâm lấn hơn.
Phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng này là phản hồi sinh học. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ trị liệu theo dõi cách bạn thư giãn hoặc co cơ vùng chậu thông qua các cảm biến đặc biệt. Sau khi quan sát hoạt động cơ bắp, bác sĩ trị liệu sẽ cho bạn biết cách cải thiện khả năng phối hợp.
Các lựa chọn điều trị khác bao gồm:
Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ để điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu và có thể ngăn cơ bắp co lại.
Tự chăm sóc: Để giảm căng cơ sàn chậu, tránh rặn hoặc rặn khi đi vệ sinh. Các kỹ thuật thư giãn như yoga và kéo căng cũng có thể giúp thư giãn cơ sàn chậu. Tắm nước ấm rất tốt vì nước ấm giúp cải thiện lưu thông máu và thư giãn các cơ.
Phẫu thuật: Nếu rối loạn chức năng sàn chậu là kết quả của sa trực tràng - một tình trạng khiến các mô trực tràng rơi vào lỗ hậu môn - thì phẫu thuật sẽ nới lỏng các cơ quan vùng chậu bị ảnh hưởng và khiến chúng bị giãn ra.
Rối loạn chức năng sàn chậu là một tình trạng có thể điều trị được. Hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng để được chẩn đoán chính xác. Nên thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà có thể thử trước khi dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị.
Theo suckhoedoisong.vn