Cơ thể con người có khoảng 100.000 sợi tóc. Theo chu kỳ phát triển bình thường của tóc, mỗi ngày sẽ có từ 50 đến 150 sợi tóc rụng.

Tuy nhiên, nếu một người có lượng tóc rụng nhiều hơn số tóc mọc lại; tóc rụng ở một số vị trí nhất định, thành từng mảng hói tròn; chân tóc thưa thớt, một số trường hợp tóc con có mọc lên nhưng rất mảnh và yếu, có khi lại xoăn tít thì cần xem xét tình trạng thể chất của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

Rụng tóc có thể chỉ ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể. Cũng có khi chỉ xảy ra tạm thời và cũng có thể là vĩnh viễn.

Rụng tóc được gây ra bởi yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố, tình trạng bệnh lý hoặc là kết quả của quá trình lão hóa bình thường. Bất cứ ai cũng có thể bị rụng tóc, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới.

Hói đầu thường liên quan đến tình trạng rụng tóc quá nhiều trên da đầu. Rụng tóc xảy ra theo tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây hói đầu.

Ngoài yếu tố di truyền và lão hóa, theo giới chuyên gia, rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh sau đây:

Lupus ban đỏ

Bệnh lupus là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, khi cơ thể tấn công các tế bào và mô của chính nó. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm rụng tóc. Bệnh lupus có thể làm giảm số lượng tế bào máu, dẫn đến thiếu máu. Việc giảm lưu lượng máu và dưỡng chất đến các nang tóc làm cho tóc bị yếu và rụng.

Trong khi đó, một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lupus, như corticosteroid, có thể gây tác dụng phụ là rụng tóc.

Ngoài ra, bệnh nhân lupus cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố khác, như stress, thuốc, hoặc suy dinh dưỡng, tất cả đều có thể dẫn đến rụng tóc.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh rối loạn nội tiết xảy ra ở phụ nữ do nội tiết tố buồng trứng tiết ra trong cơ thể bị mất cân bằng nên lượng androgen quá cao dẫn đến chất lượng tóc suy giảm, gây rụng tóc và các tình trạng khác. Mặc dù tóc cũ rụng nhưng tóc mới sẽ mọc lại ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

Hội chứng căng thẳng

Căng thẳng quá mức trong cuộc sống và áp lực công việc thường dẫn đến trầm cảm và rụng tóc. Tóc cũng có vòng đời, căng thẳng làm thay đổi vòng đời của tóc, khiến tóc sớm thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng và chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, sau đó chuyển sang giai đoạn rụng.

Hơn nữa, căng thẳng sẽ làm co mạch máu trong cơ thể, khiến máu lưu thông kém, tóc không thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Bệnh tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp không thể sản xuất đủ hoặc sản xuất quá nhiều hormone giáp, gây nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm rụng tóc.

Cụ thể, khi tuyến giáp thiếu hormone giáp, tóc có thể trở nên yếu và dễ rụng. Ngược lại, khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp, nó có thể gây ra bệnh liên quan đến tóc, bao gồm khô và giòn, dễ bị gãy hoặc rụng.

Thiếu máu và thiếu sắt

Sắt là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì mái tóc khỏe mạnh. Nếu cơ thể con người thiếu chất sắt và hồng cầu bị giảm, da đầu không thể nhận đủ huyết sắc tố, nang tóc sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến rụng tóc.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

Nhiễm trùng nấm

Rụng tóc cũng có thể xảy ra khi da đầu bị nhiễm nấm. Tình trạng này còn được gọi là viêm da tinea và chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc.

Khi nấm xâm nhập vào da đầu, người bệnh có thể bị gãy tóc, rụng tóc, da đầu đỏ, sưng tấy và có mủ. Tùy theo loại vi khuẩn mà mức độ viêm, tấy đỏ và sưng có thể khác nhau. Trường hợp nặng, nang tóc bị tổn thương và gây hói đầu vĩnh viễn.

Ngoài ra, rụng nhiều tóc còn là dấu hiệu cơ thể bị thiếu máu. Các chuyên gia cho rằng bổ sung sắt sẽ giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu.

Thiếu vitamin C và caffeine không tốt cho việc hấp thu sắt. Nên uống nước trái cây và ăn thực phẩm giàu chất sắt để phục hồi sự phát triển của tóc.

Rối loạn ăn uống

Giảm lượng thức ăn sẽ dẫn đến giảm lưu lượng máu đến da đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc. Trường hợp nặng, tóc sẽ mất đi độ bóng, thậm chí bị rụng.

Các chuyên gia cho biết tình trạng rụng tóc hiếm khi xảy ra vĩnh viễn nhưng duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tiêu thụ nhiều protein hơn là chìa khóa để ngăn ngừa rụng tóc.

Tóc được cấu tạo từ protein. Khi protein trong nang tóc ở mức thấp nhất, việc tiêu thụ nhiều protein hơn (đặc biệt là bữa sáng) là điều đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, chế độ ăn cần giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), kẽm và các axit béo quan trọng.

Theo giadinhonline.vn