Khi sản xuất hormone bị gián đoạn, đặc biệt là hormone T3 và T4 sẽ ảnh hưởng đến các quá trình khác trong cơ thể, liên quan đến cả sự phát triển của tóc ở gốc. Tóc rụng và có thể không được thay thế bằng mọc mới, dẫn đến rụng tóc, tóc mỏng trên da đầu và các vùng khác như lông mày.

Nếu bệnh tuyến giáp nặng và không được điều trị có thể gây rụng tóc. Ảnh minh họa

Nếu bệnh tuyến giáp nặng và không được điều trị có thể gây rụng tóc. Ảnh minh họa

Rụng tóc là một tình trạng tự miễn dịch thường thấy với các bệnh tuyến giáp, gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng ở các vùng rời rạc hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra chứng hói đầu.

Các bệnh tự miễn khác có thể dẫn đến rụng tóc và thường liên quan đến các vấn đề về tuyến giáp như hội chứng buồng trứng đa nang và lupus ban đỏ.

Các bệnh tuyến giáp gây rụng tóc

  • Bệnh suy giáp. Người bệnh suy giáp có các triệu chứng rụng tóc, tóc giòn, khô, dễ gãy. Bởi khi chức năng tuyến giáp rối loạn, khiến hormone giáp không được sản sinh đầy đủ sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, sức đề kháng trong cơ thể.
  • Bệnh cường giáp. Là do tình trạng sản xuất hormone tuyến giáp vượt quá nhu cầu bình thường của cơ thể, khiến quá trình chuyển hóa tăng lên, làm gia tăng hoạt động của các tế bào, trong đó có tế bào mầm tóc. Tốc độ chuyển hóa quá mức khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh, giảm cung cấp máu và dưỡng chất nuôi tóc, dẫn đến tóc yếu và rụng.
  • Ung thư tuyến giáp cũng có thể gây tình trạng rụng tóc hoặc thay đổi kết cấu của tóc, như tóc khô, mỏng, dễ gãy.

Các dấu hiệu của rụng tóc liên quan đến tuyến giáp

Tóc của người bệnh mắc bệnh về tuyến giáp có vẻ mỏng hơn. Bệnh nhân rụng từ 50 đến 100 sợi tóc trên đầu mỗi ngày, sự phát triển bình thường của tóc bị gián đoạn, các sợi tóc không được bổ sung và có thể xảy ra tình trạng rụng tóc thường xuyên.

Không chỉ bệnh tuyến giáp gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến kết cấu tóc và nhiều vùng lông khác trên cơ thể, bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Tóc có thể rụng thành từng mảng, từng vùng hoặc toàn bộ da đầu.
  • Tóc khô và yếu, mất đi độ ẩm tự nhiên.
  • Rụng tóc và chậm mọc tóc mới.
  • Tóc mới mọc mỏng và yếu.
  • Lông mày và lông mi thưa hơn

Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, đặc biệt là nữ giới.

Ngoài ra, bệnh còn đi kèm nhiều triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, thay đổi cân nặng, khó ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa…

Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, đặc biệt là nữ giới.

Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, đặc biệt là nữ giới.

Điều trị nguyên nhân gây rụng tóc và cách khắc phục

Bệnh tuyến giáp thể nhẹ thường không dẫn đến tóc mỏng. Do đó, nếu sử dụng thuốc một cách hợp lý có thể tránh được tình trạng này.

Các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có thể được bác sĩ cân nhắc như sau: Levothyroxine (suy giáp); Propylthiouracil và methimazole (cường giáp); Thuốc chẹn beta (cường giáp).

Khi điều trị, sự phát triển của tóc có thể nhận thấy trong vòng vài tháng. Cần lưu ý rằng phần tóc mới mọc có thể khác về màu sắc hoặc kết cấu so với tóc ban đầu của bạn. Chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhất.

Cùng với thuốc, có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà khác nhau mà bạn có thể thử để làm chậm quá trình rụng tóc hoặc tái tạo sự phát triển của tóc.

- Tăng cường sắt: Ferritin thấp có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc, việc bổ sung sắt sẽ giúp tăng cường Ferritin.

- Điều trị thiếu hụt dinh dưỡng: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi, sử dụng thuốc levothyroxine để hấp thu tốt nhất.

- Thay đổi thói quen làm tóc bằng cách chải nhẹ nhàng. Hạn chế dùng các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt (máy sấy tóc, uốn, duỗi tóc), tránh xa hóa chất nhuộm, duỗi, uốn tóc…

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, E, kẽm, canxi… để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào mầm tóc.

- Bổ sung iod một cách cân đối. Thiếu hoặc thừa iod đều gây ra các bệnh tuyến giáp, do đó người bệnh nên được đánh giá tình trạng thiếu hụt iod và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Theo suckhoedoisong.vn