leftcenterrightdel
 

Đi bộ càng nhiều, sống càng thọ có đúng hay không?

Cả nam lẫn nữ, từ già tới trẻ đều có thể dễ dàng đi bộ. Chỉ dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chúng ta vừa có thể giãn cơ và kích hoạt cơ, đốt cháy mỡ thừa, lại vừa nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.

Như vậy, việc đi bộ có tác dụng bổ trợ điều trị tốt các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi như là bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh tiểu đường…

Đi bộ đúng cách mỗi ngày đối với người trung niên và cao tuổi quả thực có thể kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên cũng cần kiểm soát số bước và tần suất đi bộ phù hợp với thể trạng từng người. 

Ngay từ đầu, đừng đặt ra yêu cầu quá cao cho bản thân. Nếu người khác đi bộ 5km, bạn cũng không cần nhất quyết học theo kẻo cuối cùng chẳng những không đạt được sức khỏe mà ngược lại, đầu gối và xương khớp lại trở nên đau nhức, phải làm việc quá độ.

Một số người nghe được rằng, đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe. Họ tin vào điều đó và bắt đầu làm theo ngay từ những ngày đầu tiên tập thể dục. Hậu quả để lại là chỉ sau vài ngày, khớp gối đã bị tổn thương, người kiệt sức và họ phải nằm liệt trên giường một thời gian dài để đợi cơ thể hồi phục lại.

Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, thể chất có dấu hiệu “xuống dốc”, việc cố đi cho đủ 10.000 bước mỗi ngày không những không có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thể lực sa sút. 

leftcenterrightdel
 Hình minh họa. Ảnh: UCI Health

Nên lưu ý rằng, sau khi đến một độ tuổi nhất định, một lượng lớn canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến mật độ xương giảm. Xương khớp trở nên mỏng manh, rất dễ bị gãy, nứt nếu vận động gắng sức hoặc bị ngoại lực tác động mạnh. 

Đi bộ quá nhiều bước sẽ làm tổn thương khớp gối thêm trầm trọng, chấn thương. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, chấn thương sụn chêm…

Một nghiên cứu của nhóm Giáo sư Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy rằng việc phát triển 5 thói quen ở tuổi trung niên (50 tuổi) có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh ở tuổi già. 

1. Ăn ít đường và ít muối

Tạp chí Y khoa Anh đã công bố một nghiên cứu trong đó đề cập rằng những người ăn hơn bốn phần thực phẩm chế biến mỗi ngày có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn 6,2% so với những người ăn ít hơn hai phần một ngày.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thụ quá nhiều đường và chất béo sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người và đe dọa đến sức khỏe. Cả đường và chất béo đều chứa rất nhiều calo, ăn nhiều những thực phẩm này trong thời gian dài có thể dẫn tới tăng cân, béo phì, tăng đường huyết, cao huyết áp và tăng lipid máu, không có lợi cho sức khỏe.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cần nhiều trái cây tươi, rau, sữa, cá, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, ... Nên chọn cách chế biến là hấp, luộc ; uống ít nước ngọt để giảm lượng đường không cần thiết;  nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, kết hợp hợp lý giữa thịt và rau; ăn cố định ba bữa một ngày, ăn nhạt hơn, ít muối, ít đường, ít dầu...

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì và thừa cân là yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường,...

Đầu tiên, người béo phì chứa nhiều mỡ trong nội tạng và mạch máu, dễ gây ra nhiều bệnh về tim mạch và mạch máu não; Thứ hai, béo phì cũng là một trong những bệnh yếu tố gây đái tháo đường, béo phì mức độ càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường càng lớn. Trong số bệnh nhân đái tháo đường, người lớn có khoảng 1/3 là béo phì; 

Bên cạnh đó, béo phì còn là tác nhân gây ra các bệnh về hệ vận động như căng cơ và viêm khớp; Cuối cùng, béo phì còn liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư túi mật, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung.

leftcenterrightdel
Hình minh họa. Ảnh: Everyday Health 

3. Hạn chế uống rượu

Thành phần chính của rượu là ethanol thuộc nhóm chất gây ung thư. Sau khi vào cơ thể người sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan như gan, não. Uống rượu quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, huyết áp cao, béo phì và ung thư.

Theo số liệu được cung cấp bởi Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, uống rượu trực tiếp dẫn đến 2,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật đứng thứ 7. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu bia không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn làm mất chức năng tế bào gốc tạo máu và gây ra các bệnh về máu.

Ngoài ra, trong giới y học cũng đã công nhận rằng uống rượu sẽ làm tổn thương gan, càng uống nhiều rượu thì gan càng bị tổn thương nặng.

4. Không hút thuốc 

Báo cáo "Tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe của Trung Quốc năm 2020" chỉ ra rằng nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá vẫn còn chưa đầy đủ. Hút thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó khoảng 7 triệu người chết vì các bệnh do hút thuốc gây ra và 1,2 triệu bệnh nhân chết vì các bệnh do tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Hút thuốc lá cũng liên quan đến ung thư. Theo dữ liệu năm 2013, người ta thấy rằng 18,1% tổng số ca tử vong do ung thư ở Trung Quốc là do hút thuốc. Hơn nữa, thoái quen độc hại này còn có thể gây ra xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh tim xơ vữa động mạch vành, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh động mạch ngoại vi.

Hút thuốc lá rất nguy hiểm, vì vậy nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để tránh gây hại cho bản thân và gia đình. 

Thùy Anh (Nguồn: Toutiao)