|
|
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất, vững chắc nhất và quan trọng nhất của cơ thể nhưng lại là khớp kém được bảo vệ nhất |
Trong đó phải kể đến vai trò của các yếu tố làm vững khớp "tĩnh" như các dây chằng chéo (trước, sau), các dây chằng bên (chầy, mác), các sụn chêm, bao khớp... và các yếu tố làm vững khớp "động" là các gân cơ đi từ đùi xuống bao quanh khớp gối.
TS.BS Trần Hoàng Tùng - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: việc điều trị các tổn thương khớp gối là vô cùng khó khăn và lâu hồi phục do yêu cầu phải bài bản, đúng cách, đảm bảo vô trùng cao, rất dễ gặp các biến chứng và di chứng, thậm chí là tàn phế.
Trật khớp gối hoàn toàn hoặc không hoàn toàn là tình trạng tổn thương từ 2 dây chằng trở lên, thường do một lực tác động rất mạnh làm khớp gối bị xoắn vặn và biến dạng.
Tổn thương có thể là đứt các dây chằng đơn thuần hoặc kèm theo các tổn thương mạch máu và thần kinh phối hợp như đụng dập hoặc đứt động mạch khoeo, liệt thần kinh mác chung dẫn đến giảm vận động cổ chân...
Nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng trật khớp gối
- Tổn thương bên trong của khớp gối: Đây là nguyên nhân chính gây trật khớp gối. Các yếu tố bao gồm xung huyết, đứt dây chằng, nứt sụn và viêm khớp.
- Chấn thương bên ngoài: Trật khớp gối có thể xảy ra do các chấn thương bên ngoài, bao gồm va đập mạnh hoặc rơi từ độ cao.
- Các bệnh lý liên quan đến xương khớp: Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như loãng xương, viêm khớp và thoái hóa khớp có thể gây trật khớp gối.
- Thói quen hoặc hoạt động không đúng cách: Một số hành động hoặc hoạt động không đúng cách như chạy bộ quá mức, tập thể dục không đúng cách có thể dẫn đến trật khớp gối.
Các vấn đề khác: Các vấn đề khác bao gồm các khối u hoặc bệnh lý liên quan đến thần kinh, bao gồm hội chứng chân răng cưa và bệnh Parkinson có thể gây trật khớp gối.
Sơ cứu khi gặp người bệnh trật khớp gối
TS.BS Trần Hoàng Tùng nhấn mạnh: cấp cứu cho người bệnh bị trật khớp gối là một cấp cứu ngoại khoa, đòi hỏi phải xử lý đúng cách ngay từ đầu nếu không rất dễ dẫn đến tai biến cứng khớp gối hoặc phải cắt cụt chân.
Cách sơ cứu đúng khi gặp người bệnh trật khớp gối
Theo.BS Trần Hoàng Tùng, dưới đây là cách sơ cứu đúng khi gặp người bệnh trật khớp gối:
- Cố định chân tổn thương bằng nẹp hoặc buộc chân tổn thương vào chân lành trước khi di chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực tai nạn. Không cố nắn ngay khớp gối tại hiện trường và cũng không được để khớp gối trật lủng lẳng khi di chuyển vì dễ gây đau, sốc cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến vòng xoắn bệnh lý do sốc chấn thương gây nên tử vong.
Kịp thời vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục cấp cứu, giảm đau, sau đó chuyển lên các tuyến BV có BS chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để tiếp tục điều trị.
- Mê nắn hoặc tê nắn trật khớp gối được thực hiện sau khi người bệnh đã được thăm khám loại trừ các tổn thương bụng, ngực, sọ não và các dấu hiệu sinh tồn ở trong ngưỡng ổn định. Chọc hút dịch máu trong khớp gối và bất động khớp gối bằng nẹp hoặc bột đùi - cẳng chân rạch dọc là cần thiết ở giai đoạn đầu sau chấn thương.
- Kiểm tra kỹ động mạch khoeo, động mạch chầy trước, động mạch chầy sau bằng bắt mạch (trước và ngay sau khi nắn trật khớp gối). Kể cả mạch đập bình thường vẫn nên siêu âm Dopller mạch chi dưới nhằm kịp thời phát hiện những tổn thương nội mạc mạch dễ gây tắc mạch sau này (siêu âm cũng là minh chứng bảo vệ PTV nếu có các diễn biến bất thường về mạch máu trong suốt các giai đoạn điều trị).
Trong trường hợp buộc phải mổ xử lý cấp cứu mạch máu, việc cố định khớp gối là vô cùng quan trọng, nên cố định ngoại vi bắc cầu qua gối hơn là xuyên hai đinh chéo làm cứng khớp gối. Xuyên định chéo qua khớp gối gây nên tổn thương sụn khớp gối, tăng tỷ lệ cứng khớp và thoái hóa khớp gối, khó khăn cho điều trị các bước tiếp theo.
- Kiểm tra kỹ các dấu hiệu liệt thần kinh chi dưới nhất là thần kinh mác chung trước và sau khi nắn trật. Tổn thương thần kinh biểu hiện ở việc giảm hoặc mất vận động cổ chân. Điều trị chống viêm, bổ thần kinh và tập phục hồi chức năng đúng cách có thể giúp thần kinh dần hồi phục. Một số không hồi phục sẽ được mổ chuyển gân vùng cổ chân 6 tháng sau chấn thương.
Theo suckhoedoisong.vn