|
|
Thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh lâu hơn có liên quan tới việc bắt đầu dậy thì sớm ở chuột cái (Ảnh: Internet) |
Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên European Society for Paediatric Endocrinology cho thấy, tiếp xúc với ánh sáng xanh thông qua việc sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh thường xuyên có thể làm thay đổi nồng độ hormone và làm tăng nguy cơ dậy thì sớm hơn.
Nguồn có ánh sáng xanh lớn nhất chính là ánh sáng mặt trời. Ngoài ra thì ánh sáng xanh còn xuất hiện ở rất nhiều nguồn khác nhau như: đèn compact, đèn LED, màn hình điện thoại, màn hình máy tính,..
Tuy ánh sáng xanh ở bóng đèn nhỏ hơn so với lượng phơi sáng từ mặt trời. Tuy nhiên, những mối lo ngại về việc tác động đến mắt từ các thiết bị điện tử này. Theo những nghiên cứu cho thấy, mắt của trẻ em hấp thụ ánh sáng xanh nhiều hơn ở người lớn do thể thủy tinh ở người lớn có khả năng lọc được ánh sáng xanh tốt hơn rất nhiều.
1. Nghiên cứu về tác động của ánh sáng xanh tới hormone sinh sản
Kết quả nghiên cứu này được thực hiện trên chuột và được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 60 của Hiệp hội nội tiết Nhi khoa Châu Âu.
Các nhà khoa học tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng 3 nhóm chuột cái được phân chia thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh khác nhau. Cụ thể lần lượt là chu kì ánh sáng bình thường, 6 giờ và 12 giờ ánh sáng xanh.
Kết quả cho thấy, thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh lâu hơn có liên quan tới việc bắt đầu dậy thì sớm ở chuột cái, điều này cũng cho thấy mức độ melatonin giảm và có sự tăng nồng độ của một số hormone sinh sản (estradiol và hormone tạo hoàng thể) cũng như những thay đổi về thể chất trong mô buồng trứng của chúng, tất cả đều phù hợp với sự khởi đầu của tuổi dậy thì. Ở thời gian 12 giờ tiếp xúc, chuột cũng có một số dấu hiệu của tổn thương tế bào và viêm nhiễm trong buồng trứng của chúng.
Hay nói cách khác, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu dậy thì đầu tiên xảy ra sớm hơn đáng kể ở hai nhóm chuột cái tiếp xúc với ánh sáng xanh và thời gian tiếp xúc càng lâu thì quá trình dậy thì diễn ra càng sớm.
Tuy nhiên Tiến sĩ Aylin Kilinc Ugurlu - tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm: "Vì đây là một nghiên cứu trên chuột nên chúng tôi không thể chắc chắn rằng những phát hiện này sẽ xảy ra trên trẻ em nhưng những dữ liệu này cho thấy rằng, tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể được coi là một yếu tố nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm hơn".
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tới việc khó bắt chước được mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh tương đương với việc sử dụng các thiết bị điện tử của một đưa trẻ nhưng mốc thời gian dậy thì ở chuột gần như tương đương với người nên bất chấp những hạn chế của nghiên cứu thì những phát hiện này mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về tác động sức khỏe tiềm ẩn của việc tiếp xúc với áng sáng xanh với nồng độ hormone và sự bắt đầu dậy thì ở trẻ.
Tiến sĩ Ugurlu nói thêm, mặc dù không có kết luận chuyên sâu nhưng chúng tôi khuyên rằng nên giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh ở trẻ em trước tuổi dậy thì, đặc biệt là vào buổi tối - khi việc tiếp xúc có thể có các tác động thay đổi hormone nhiều nhất.
2. Tác động của ánh sáng xanh đối với trẻ em
Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các thiết bị di động phát ra ánh sáng xanh chẳng hạn như máy tính bảng và điện thoại thông minh có liên quan tới việc gián đoạn giấc ngủ ở trẻ em và cả người lớn. Điều này được cho là sự tác động của ánh sáng xanh tới đồng hồ sinh học của cơ thể gây ức chế sự gia tăng hormone melatonin vào buổi tối - loại hormone thúc đẩy cảm giác muốn nghỉ ngơi và buồn ngủ.
|
|
Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các thiết bị di động phát ra ánh sáng xanh chẳng hạn như máy tính bảng và điện thoại thông minh có liên quan tới việc gián đoạn giấc ngủ ở trẻ em và cả người lớn (Ảnh: Internet) |
Nồng độ melatonin tổng thể cao hơn trong giai đoạn tiền dậy thì so với tuổi dậy thì được cho là có vai trò trong việc trì hoãn quá trình bắt đầu dậy thì ở trẻ.
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã báo cáo về sự gia tăng số lượng trẻ em gái dậy thì sớm, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 thời kì giãn cách xa hội. Mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và mức độ melatonin giảm cho thấy rằng, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử này đã tăng lên - mặc dù điều này rất khó để đánh giá với con số cụ thể.
3. Nguyên nhân khác khiến trẻ dậy thì sớm
Quá trình dậy thì diễn ra nhờ sự điều tiết hoạt động của các hormone tuyến sinh dục do cơ quan phụ trách như tuyến đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục thực hiện. Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ xảy ra do hormone sản xuất làm thay đổi cả thể chất và sinh lý của trẻ.
Nguyên nhân của dậy thì sớm thường không được tìm thấy cụ thể. Hiếm khi, một số tình trạng nhất định có thể làm tăng yếu tố dậy thì sớm ở trẻ, chẳng hạn như nhiễm trùng, rối loạn hormone, khối u, bất thường não hoặc chấn thương có thể gây dậy thì sớm. Điều trị dậy thì sớm thường bao gồm thuốc để trì hoãn sự phát triển thêm.
Nhìn chung việc hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh trước tuổi dậy thì và đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những biểu hiện của dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trái thì cần cho trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Châu Anh (Nguồn: MedicalXpresss)