Sử dụng đường ăn kiêng có thể không tốt như ta vẫn tưởng
Cập nhật lúc 16:25, Thứ ba, 04/07/2023 (GMT+7)
WHO khuyến cáo không nên sử dụng chất làm ngọt không đường để kiểm soát trọng lượng cơ thể hoặc giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhất định.
Từ nhiều năm nay, thường mọi người ai cũng tin rằng cắt giảm lượng đường là tốt cho sức khỏe và là điều hữu ích nên làm nếu chúng ta đang muốn giảm lượng calo và kiểm soát cân nặng.
Một cách để đạt được điều đó mà vẫn có thể ăn các món ăn có vị ngọt là sử dụng đồ uống và thực phẩm được làm ngọt bằng chất làm ngọt không đường như stevia, aspartame, sucralose và những loại khác.
Thế nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại đang bác bỏ niềm tin này. WHO vừa thông qua một hướng dẫn cộng đồng về chất làm ngọt không đường, trong đó có nhiều khuyến cáo không nên sử dụng chúng để kiểm soát trọng lượng cơ thể hoặc giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhất định.
Kết quả ra đời từ một nghiên cứu với các bằng chứng hiện có - cho thấy việc sử dụng chất tạo ngọt không đường không mang lại bất kỳ lợi ích lâu dài nào cho việc giảm mỡ trong cơ thể. Đánh giá đó cũng cho thấy có thể có những nhược điểm tiềm ẩn khi sử dụng các chất làm ngọt này thời gian dài, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Điều này cũng đóng vai trò bổ sung cho nghiên cứu trước đây cho rằng chất làm ngọt có thể có hại cho vi khuẩn đường ruột của chúng ta.
Các chất làm ngọt 'tự nhiên' như mật ong, xi-rô gạo và đường dừa đều được cơ thể hấp thụ giống đường tinh luyện - vì vậy, bạn vẫn phải nên giữ cho lượng tiêu thụ đường của ở mức thấp.
WHO khuyến nghị giới hạn khoảng 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta phải giảm độ ngọt trong toàn bộ chế độ ăn uống của mình, điều này mới có khả năng tái định hình lại khẩu vị của chúng ta và chế ngự những cơn thèm ngọt thường trực.
Thưởng thức các loại thực phẩm có đường tự nhiên - chẳng hạn như trái cây và trái cây đóng gói - là một cách hay; trong trái cây cũng có chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo phụ nữ TPHCM