Một trường hợp mắc Ochronosis do sử dụng sản phẩm tẩy trắng da
Quan niệm về ngoại hình con người nói riêng và cái đẹp trong cuộc sống nói chung của mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những sản phẩm nghệ thuật họ tiêu thụ hằng ngày như nhiếp ảnh, phim truyện,v.v… Các nước ở châu Á và châu Phi mỗi năm nhập khẩu về rất nhiều sản phẩm nghệ thuật từ Mỹ, nhưng phần nhiều lại không tự mình sản xuất được bao nhiêu, vì thế mà khán giả chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi quan niệm cái đẹp phương Tây. Và vì các người mẫu, diễn viên xuất hiện đều là người da trắng, nên ngẫu nhiên có nhiều người phụ nữ da vàng hay da đen coi da trắng mới là chuẩn mực cho cái đẹp và tìm đến những sản phẩm tẩy trắng da.
Hoạt chất thành phần trong các sản phẩm tẩy trắng da có thể khác nhau, nhưng bản chất của chúng đều là tìm cách làm chậm lại sự sản xuất sắc tố melanin trong da, trong khí đó loại bỏ lớp da trên cùng do đó là lớp da đen nhất (tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời). Corticosteroid là loại hợp chất được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này, và do bản chất điều chế từ hormones là hóa chất này có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ như nổi mẩn, ngứa, tích mỡ mặt, tiêu chảy, mất ngủ, trầm cảm,v.v… Vì vậy mà không ai nên sử dụng sản phẩm tẩy trắng da mà không có sự kiểm soát của chuyên gia, bác sỹ cả.
Cách sử dụng sản phẩm tẩy trắng của nhiều người cũng cần phải xem lại. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên tẩy trắng liên tục quá hai tháng, nhưng nhiều người tự ý dùng đến hằng năm trời, làm tăng khả năng gây ra các tác dụng phụ lên nhiều lần.
Một số hãng mỹ phẩm vì muốn sản phẩm của mình đạt hiệu quả vượt trội đã tự ý tăng thành phần Hydroquinone quá mức cho phép. Ngoài việc được dùng trong ngành công nghiệp rửa ảnh và sản xuất lốp xe ô-tô, các bác sỹ đã sử dụng thành công các loại thuốc có chứa Hydroquinone để chữa chứng tăng sắc tố ở người. Tuy vậy, theo FDA,hạn mức của Hydroquinone trong sản phẩm dưỡng da chỉ có 2%. Vượt quá mức này, người sử dụng sẽ có thể mắc chứng Ochronosis, xuất hiện các vết nám đen lớn ở da cùng với việc dính vào bệnh phong thấp và hẹp động mạch.
Hợp chất Hydroquinone kể trên đã bị cấm ở Ấn Độ và Bangladesh, nhưng vẫn còn quá nhiều sản phẩm trôi nổi trên thị trường có thành phần này, thậm chí còn vượt nhiều lần mức cho phép ở các nước khác. Nguy hiểm hơn là nhà sản xuất vô lương tâm có khi còn lén cho thêm thủy ngân, một chất cực độc ai cũng biết, vào trong hỗn hợp.
Sản phẩm tẩy trắng da đạt chuẩn còn có nguy cơ gây hại như thể, thử hỏi xem các loại hàng lậu, không rõ xuất sứ còn nguy hiểm đến cỡ nào. 40% phụ nữ Trung Quốc, 61% phụ nữ Ấn Độ, và 77% phụ nữ Nigeria sử dụng sản phẩm tẩy trắng da hằng ngày. Với nhu cầu khổng lồ như thế mà lại ít gặp quản lý của nhà nước, những kẻ bất chính có thể dễ dàng thu lợi bằng cách tung ra thị trường các sản phẩm giá rẻ nhờ sản xuất không theo quy trình an toàn.
Không phải ngẫu nhiên mà có các màu da khác nhau. Đó là kết quả của hằng nghìn năm tiến hóa của con người ở các vùng khí hậu khác nhau để phù hợp với tự nhiên. Sử dụng sản phẩm tẩy trắng da một cách vô tội vạ như quá nhiều người phụ nữ đang làm hiện nay không chỉ là đi ngược lại tự nhiên, mà họ còn đang tự đưa mình vào chỗ có quá nhiều nguy hiểm rình rập.
Trong bối cảnh các sở thẩm mỹ vườn mọc lên như “nấm sau mưa”, ai cũng có thể dễ dàng trở thành “chuyên gia” phẫu thuật thẩm mỹ chỉ qua một vài tháng. Đã có rất nhiều nạn nhân hứng chịu hậu quả của phẫu thuật thẩm mỹ từ các cơ sở làm đẹp chui, không được cấp phép, đến khi quay đầu nhìn lại đã quá muộn.
Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về phẫu thuật thẩm mỹ, lợi hại của các phương pháp làm đẹp… để mình không trở thành nạn nhân của thẩm mỹ “vườn”, Báo Điện tử Sức khỏe&Đời sống triển khai tuyến bài về vấn đề này.
Bạn đọc có thể phản ánh về các cơ sở làm đẹp trái phép về hòm thư Báo Điện tử bandientuskds@gmail.com.
Theo Sức khỏe và đời sống